Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 8

Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 8: Giao thoa sóng được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua đây bạn đọc có thể dễ dàng giải bài tập Vật lý 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bài 1 trang 55 SGK Vật lí 11 Chân trời

Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng pha, ta thấy tại một điểm cách hai nguồn các khoảng lần lượt là 20 cm và 12 cm, sóng có biên độ cực đại, đồng thời giữa điểm này và đường trung trực của hai nguồn có 4 dãy gồm những điểm dao động với biên độ cực đại. Biết tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Tính tần số của sóng.

Lời giải

Ta có: d_{2}-d_{1}=k\lambda\(d_{2}-d_{1}=k\lambda\)

Vì giữa điểm này và đường trung trực của hai nguồn có 4 dãy gồm những điểm dao động với biên độ cực đại nên 20-12=5\lambda \Rightarrow\lambda=1,6\(20-12=5\lambda \Rightarrow\lambda=1,6\) cm

Ta có: f=\frac{v}{\lambda}=\frac{40}{1,6}=25Hz\(f=\frac{v}{\lambda}=\frac{40}{1,6}=25Hz\)

Bài 2 trang 55 SGK Vật lí 11 Chân trời

Thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng thường được sử dụng để đo bước sóng của ánh sáng đơn sắc. Khi chiếu hai khe bằng một nguồn phát ánh sáng đơn sắc, ta thấy vẫn sáng thứ năm cách vẫn trung tâm là 2,8 cm. Biết hai khe đặt cách nhau 0,2 mm và cách màn một khoảng 1,5 m. Xác định bước sóng của ánh sáng được dùng trong thí nghiệm.

Lời giải

Vì ta thấy vẫn sáng thứ năm cách vẫn trung tâm là 2,8 cm nên 5i=2,8 \Rightarrow i = 0,56\(5i=2,8 \Rightarrow i = 0,56\) cm

Bước sóng của ánh sáng được dùng trong thí nghiệm là: \lambda =\frac{ai}{D}=\lambda =\frac{0,2.0,56}{1,5}=0,7467 \mu m\(\lambda =\frac{ai}{D}=\lambda =\frac{0,2.0,56}{1,5}=0,7467 \mu m\)

Bài 3 trang 55 SGK Vật lí 11 Chân trời

Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, người ta sử dụng một nguồn sáng phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là 400 nm và 600 nm. Biết khoảng cách giữa hai khe là 0,2 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5 m.

a) Tính khoảng cách giữa hai vân sáng bậc ba cùng phía với vân trung tâm.
b) Vân trung tâm có màu gì? Tìm khoảng cách gần nhất của một văn cùng màu với vân trung tâm cho đến vân trung tâm này.

Lời giải

a) Khoảng vân của ánh sáng có bước sóng là 400 nm: i_{1}=\frac{\lambda_{1} D}{a}=\frac{400. 1,5}{0,2}= 3mm\(i_{1}=\frac{\lambda_{1} D}{a}=\frac{400. 1,5}{0,2}= 3mm\)

\Rightarrow\(\Rightarrow\) Vân sáng bậc ba cùng phía với vân trung tâm nằm ở vị trí 3i_{1}=3.3=9mm\(3i_{1}=3.3=9mm\)

Khoảng vân của ánh sáng có bước sóng là 600 nm: i_{2}=\frac{\lambda_{2} D}{a}=\frac{600. 1,5}{0,2}= 4,5mm\(i_{2}=\frac{\lambda_{2} D}{a}=\frac{600. 1,5}{0,2}= 4,5mm\)

\Rightarrow\(\Rightarrow\) Vân sáng bậc ba cùng phía với vân trung tâm nằm ở vị trí 3i_{2}=3.4,5=13,5mm\(3i_{2}=3.4,5=13,5mm\)

Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc ba cùng phía với vân trung tâm là: 13,5 - 9 = 4,5 mm

b) ánh sáng đơn sắc có bước sóng là 400 nm nằm trong khoảng ánh sáng màu tím (380 - 435 nm)và ánh sáng có bước sóng 600 nm nằm trong khoảng ánh sáng màu cam (590 - 625 nm) trộn hia ánh sáng này lại với nhau ta sẽ thu được ánh sáng trắng.

Ta có: \frac{\lambda_{1}}{\lambda_{2}}=\frac{400}{600}=\frac{2}{3}\Rightarrow 3\lambda_{1}=2\lambda_{2}\(\frac{\lambda_{1}}{\lambda_{2}}=\frac{400}{600}=\frac{2}{3}\Rightarrow 3\lambda_{1}=2\lambda_{2}\)

Vân sáng thứ 3 của ánh sáng thứ nhất trùng với vân sáng thứ 2 của ánh sáng thứ hai nên khoảng cách là 9mm

----------------------------------

Bài tiếp theo: Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 9

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 8: Giao thoa sóng. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Vật lí 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Chân trời sáng tạo, Hóa học 11 Chân trời sáng tạo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm