Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lí 11 Kết nối tri thức bài 9

Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải bài tập Vật lý 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi.

Mở đầu

Câu hỏi: Sóng mặt nước và sóng âm truyền trong không khí có đặc điểm gì chung và riêng?

Bài làm

Sóng trên mặt nước và sóng âm truyền trong không khí đều là sóng cơ.

Sóng trên mặt nước là sóng ngang còn sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.

II. Sóng ngang

Câu hỏi: Hình 9.1 mô tả một sóng ngang truyền trên dây dàn hồi. Hãy quan sát các mũi tên, từ đó chỉ ra phương dao động của các phần tử của dây và phương truyền sóng.

Bài làm

Phương dao động của các phần tử của dây là dao động lên xuống theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Phương truyền sóng là phương ngang.

II. Sóng dọc

Câu hỏi: Dựa vào Hình 9.1 và Hình 9.2, hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa sóng dọc và sóng ngang.

Bài làm

Sóng dọc và sóng ngang trong hình có cùng phương truyền sóng.

Sự khác nhau giữa sóng dọc và sóng ngang:

  • Sóng ngang tạo ra dao động theo phương pháp tuyến nhưng sóng dọc tạo ra dao động song song với phương truyền của sóng.
  • Sóng ngang có dao động theo nhiều phương khác nhau, nhưng sóng dọc chỉ dao động theo một phương.
  • Sóng biển tự nhiên được tạo ra bởi sự chồng chất của sóng dọc và sóng ngang.

III. Qúa trình truyền năng lượng bởi sóng

IV. Sử dụng mô hình sóng để giải thích một số tính chất của âm

Hoạt động:

Quan sát Hình 9.4 mô tả biên độ và tần số của âm qua dao động kí để trả lời các câu hỏi sau:

Ở Hình 9.4a loa phát ra âm có chu kì bằng bao nhiêu?

So với Hình 9.4a:

Ở hình nào biên độ âm lớn hơn nhưng tần số không thay đổi?

Ở hình nào tần số âm giảm nhưng không giảm biên độ?

Ở hình nào biên độ âm giảm nhưng không giảm tần số?

Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 9

Bài làm

Hình 9.4a loa phát ra âm có chu kì bằng 2,67 ms

Hình 9.4b biên độ âm lớn hơn nhưng tần số không thay đổi

Hình 9.4e tần số âm giảm nhưng không giảm biên độ

Hình 9.4c biên độ âm giảm nhưng không giảm tần số

Câu hỏi 1: Tại thời điểm mà sóng trên lò xo được mô tả trên Hình 9.2. Hãy xác định:

a) Sóng đã truyền được bao nhiêu bước sóng?

b) Trong các điểm X, Y, Z điểm nào là điểm chưa dao động?

Bài làm

a) Sóng đã truyền được 2 bước sóng vì có 2 quá trình dãn, nén

b) Trong các điểm X, Y, Z điểm X điểm chưa dao động vì sóng chưa truyền đến

Câu hỏi 2: Dải tần số mà một học sinh có thể nghe thấy từ 30 Hz đến 16000 Hz. Tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s. Tính bước sóng ngắn nhất của âm thanh trong không khí mà bạn học sinh đó nghe được.

Bài làm

Dải tần số mà học sinh có thể nghe thấy từ 30 Hz đến 16000 Hz

Nên bước sóng ngắn nhất của âm thanh trong không khí mà bạn học sinh đó nghe được ở tần số 16000Hz.

λ = \frac{v}{f} = \frac{330}{16000} ≈ 0,02(m)

----------------------------

Bài tiếp theo: Vật lí 11 Kết nối tri thức bài 10

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm mục Toán 11 Kết nối tri thức, Hóa học 11 Kết nối tri thức.

Đánh giá bài viết
1 304
Sắp xếp theo

    Vật lý 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm