Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 15

Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 15: Năng lượng và ứng dụng của tụ điện

Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 15: Năng lượng và ứng dụng của tụ điện được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để giải bài tập Vật lý 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bài 1 trang 95 SGK Vật lí 11 Chân trời

Xét một đám mây tích điện –32 C. Xem đám mây và bề mặt Trái Đất như một tụ điện phẳng, biết điện dung của tụ điện này khoảng 9,27 nF. Hãy tính:

a) Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện.

b) Năng lượng của tụ điện này.

Bài làm

a) Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện là: U=\frac{Q}{C}=\frac{32}{9,27.10^{-9}}=3,452.10^{9} V

b) Năng lượng của tụ điện là: W=\frac{Q^{2}}{2C}=\frac{32^{2}}{2.9,27.10^{-9}}=5,523.10^{10} J

Bài 2 trang 95 SGK Vật lí 11 Chân trời

Xét một máy khử rung tim xách tay. Để cấp cứu cho bệnh nhân, nhân viên y tế đặt hai điện cực của máy khử rung tim lên ngực bệnh nhân và truyền năng lượng dự trữ trong tụ điện cho bệnh nhân. Giả sử tụ điện trong máy có điện dung 70 μF và hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 5 000 V.

a) Xác định năng lượng của tụ.

b) Giả sử trung bình máy truyền một năng lượng khoảng 200 J qua bệnh nhân trong một xung có thời gian khoảng 2 ms. Xác định công suất trung bình của xung.

Bài làm

a) Năng lượng của tụ là: W=\frac{1}{2}CU^{2}=\frac{1}{2}70.10^{-6}.5000^{2}=875 J

b) Công suất trung bình của xung là: P=\frac{W}{t}=\frac{200}{2.10^{-3}}=100000 W

------------------------------

Bài tiếp theo: Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 16

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 15: Năng lượng và ứng dụng của tụ điện. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lí 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Chân trời sáng tạo.

Đánh giá bài viết
1 81
Sắp xếp theo

    Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm