Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 16

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải bài tập Vật lý 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bài 1 trang 102 SGK Vật lí 11 Chân trời

Một ống chứa khí hydrogen bị ion hoá đặt trong điện trường mạnh giữa hai điện cực làm xuất hiện dòng điện. Các electron chuyển động về cực dương, các proton chuyển động về cực âm. Biết mỗi giây có 3,1.1018 electron và 1,1.1018 proton chuyển động qua một tiết diện của ống. Hãy tính cường độ dòng điện và xác định chiều của nó.

Bài làm

Ta có, chiều dòng điện trong ống phóng điện là từ cực dương sang cực âm của ống.

Cường độ dòng điện qua ống:

I=\frac{q}{t}=\frac{(n_{e}+n_{p})e}{t}=\frac{(3,1.10^{18}+1,1.10^{18}).1,6.10^{-19}}{1}=0,672 A\(I=\frac{q}{t}=\frac{(n_{e}+n_{p})e}{t}=\frac{(3,1.10^{18}+1,1.10^{18}).1,6.10^{-19}}{1}=0,672 A\)

Bài 2 trang 102 SGK Vật lí 11 Chân trời

Một quả cầu bằng đồng cô lập. Một dây dẫn kim loại mang dòng điện đi vào nó và một dây dẫn kim loại khác mang dòng điện đi ra khỏi nó. Biết cường độ dòng điện đi vào lớn hơn cường độ dòng điện đi ra khỏi quả cầu là 2 μA.

a) Hỏi số electron của quả cầu tăng hay giảm theo thời gian?

b) Tính thời gian để quả cầu tăng (hoặc giảm) một lượng 1 000 tỉ electron.

Bài làm

a) Vì cường độ dòng điện đi vào lớn hơn cường độ dòng điện đi ra khỏi quả cầu là 2 \mu A nên số electron của quả cầu giảm theo thời gian.

b) Thời gian để quả cầu giảm một lượng 1 000 tỉ electron là:

t=\frac{n_{e}.e}{I}=\frac{1000.10^{9}.1,6.10^{-19}}{2.10^{-6}}=0,08 s\(t=\frac{n_{e}.e}{I}=\frac{1000.10^{9}.1,6.10^{-19}}{2.10^{-6}}=0,08 s\)

Bài 3 trang 102 SGK Vật lí 11 Chân trời

Cho dòng điện 4,2 A chạy qua một đoạn dây dẫn bằng kim loại dài 80 cm có đường kính tiết diện 2,5 mm. Mật độ electron dẫn của kim loại này là 8,5.1028 electron/m3. Hãy tính thời gian trung bình mỗi electron dẫn di chuyển hết chiều dài đoạn dây.

Bài làm

Ta có: I=nSve \Rightarrow v=\frac{I}{nSe}\(I=nSve \Rightarrow v=\frac{I}{nSe}\)

\Rightarrow \frac{l}{t}=\frac{4I}{n\pi d^{2}e}\Rightarrow t=\frac{ln\pi d^{2}e}{4I}=\frac{0,8.8,5.10^{28}.0,0025^{2}\pi.1,6.10^{-19}}{4,2.4}=4047,619\pi(s)\approx 3,5h\(\Rightarrow \frac{l}{t}=\frac{4I}{n\pi d^{2}e}\Rightarrow t=\frac{ln\pi d^{2}e}{4I}=\frac{0,8.8,5.10^{28}.0,0025^{2}\pi.1,6.10^{-19}}{4,2.4}=4047,619\pi(s)\approx 3,5h\)

Hơn 3 tiếng rưỡi, electron dẫn mới đi được đoạn đường dài 80 cm.

--------------------------------

Bài tiếp theo: Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 17

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lí 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Chân trời sáng tạo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm