Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lí 11 Kết nối tri thức bài 14

Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 14: Bài tập về sóng

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 14: Bài tập về sóng để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải bài tập Vật lý 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mở đầu

Câu hỏi: Có thể sử dụng mối liên hệ nào để xác định các đại lượng λ, v, f, T?

Bài làm

Ta có: λ = \frac{v}{f}\(\frac{v}{f}\) = vT

I. Các ví dụ

II. Bài tập luyện tập

Bài 1: Một lò xo có chiều dài 1,2 m, đầu trên gắn vào một nhánh âm thoa, đầu dưới treo một quả cân. Dao động của âm thoa được duy trì bằng một nam châm điện để có tần số 50 Hz. Khi đó, trên lò xo có sóng dừng và trên lò xo chỉ có một nhóm vòng dao động với biên độ cực đại. Tính tốc độ truyền sóng trên lò xo.

Bài làm

Một nhóm vòng lò xo dao động với biên độ cực đại \Rightarrow n=1\(\Rightarrow n=1\)

\Rightarrow L=\frac{\lambda}{2}=\frac{v}{2f}\Rightarrow v=2Lf=2.1,2.50=120 (m/s)\(\Rightarrow L=\frac{\lambda}{2}=\frac{v}{2f}\Rightarrow v=2Lf=2.1,2.50=120 (m/s)\)

Bài 2: Một sóng hình sin được mô tả như Hình 14.2.

a) Xác định bước sóng của sóng.

b) Nếu chu kì của sóng là 1 s thì tần số và tốc độ truyền sóng bằng bao nhiêu?

c) Bước sóng sẽ bằng bao nhiêu nếu tần số tăng lên 5 Hz và tốc độ truyền sóng không đổi? Vẽ đồ thị (u - x) trong trường hợp này và đánh dấu rõ bước sóng trên đồ thị.

Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 14

Bài làm

a) Từ đồ thị ta thấy bước sóng \lambda\(\lambda\) = 50 (cm)= 0,5 (m)

b) Chu kì của sóng là 1 s thì f = 1 Hz

Tốc độ truyền sóng là v=\lambda f = 0,5 (m/s)\(v=\lambda f = 0,5 (m/s)\)

c) Tần số tăng lên 5 Hz và tốc độ truyền sóng không đổi thì bước sóng mới là \lambda_{m}=\frac{v}{f_{m}}=0,1 (m)\(\lambda_{m}=\frac{v}{f_{m}}=0,1 (m)\)

Bài 3: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 0,6 mm. Khoảng vân trên màn quan sát đo được là 1mm. Từ vị trí ban đầu, nếu tịnh tiến màn quan sát một đoạn 25 cm lại gần mặt phẳng chứa hai khe thì khoảng vẫn mới trên màn là 0,8 mm. Tính bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm.

Bài làm

Khoảng vân tương ứng khi khoảng cách từ hai khe đến màn là D và D - 0,25m là:

\left\{\begin{matrix}i_{1}=\frac{\lambda D}{a}=1 \\ i_{2}=\frac{\lambda (D-0,25)}{a}=0,8\end{matrix}\right.\Rightarrow \frac{D}{D-0,25}=\frac{1}{0,8}\Rightarrow D=1,25m\(\left\{\begin{matrix}i_{1}=\frac{\lambda D}{a}=1 \\ i_{2}=\frac{\lambda (D-0,25)}{a}=0,8\end{matrix}\right.\Rightarrow \frac{D}{D-0,25}=\frac{1}{0,8}\Rightarrow D=1,25m\)

\Rightarrow \lambda =\frac{a}{D}=\frac{0,6}{1,25}=0,48\mu m\(\Rightarrow \lambda =\frac{a}{D}=\frac{0,6}{1,25}=0,48\mu m\)

--------------------------------------

Bài tiếp theo: Vật lí 11 Kết nối tri thức bài 15

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 14: Bài tập về sóng. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lí 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Kết nối tri thức, Hóa học 11 Kết nối tri thức.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm