Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 11 bài 8 ôn tập lịch sử thế giới cận đại. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A/ Lý thuyết Lịch sử 11 bài 8

I. Những kiến thức cơ bản của chương trình

  • Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
  • Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
  • Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.

Lập bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại:

Niên đại

Sự kiện

Kết quả

8-1566

Cách mạng Hà Lan

Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây ban Nha

1640-1688

CMTS ANH

Lật đổ chế độ phong kiến, đưa GCTS lên cầm quyền - QCLH

1775-1783

Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ

13 thuộc địa Anh giành độc lập, Mỹ là 1 Liên bang

1789-1794

CM tư sản Pháp

Lật đổ chế độ phong kiến,đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, lập nền Cộng Hòa

1840-1842

Nhân dân Trung Quốc chống Anh xâm lược - Chiến tranh thuốc phiện

TQ trở thành nửa thuộc địa và thuộc địa

1848-1849

CMTS ở Châu Âu

Củng cố sự thắng lợi của CNTB, làm rung chuyển chế độ phong kiến Đức, Ý, Áo -Hung

1868

Cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng

Kinh tế TBCN Nhật phát triển mạnh và chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, mở rộng xâm lược

1911

Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc

Lật đổ chế độ quân chủ, tạo điều kiện thuận lợi khi CNTB phát triển

1914-1918

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Các nước thắng trận thu được lợi lớn, bản đồ thế giới được chia lại, phong trào CM thế giới phát triển mạnh mẽ, CM T 10 Nga thắng lợi, làm thức tỉnh nhân dân thuộc địa

  • Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư sản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc
  • Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản, tùy thuộc vào mỗi nước)
  • Động lực cách mạng: quần chúng nhân dân, lực lượng thúc đẩy cách mạng tiến lên (cách mạng tư sản Pháp).
  • Lãnh đạo cách mạng: tư sản hoặc quí tộc tư sản hóa....
  • Hình thức diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản cũng không giống nhau (có thể là nội chiến, có thể là chiến tranh giải phóng dân tộc, có thể là cải cách hoặc thống nhất đất nước,...).
  • Kết quả: xóa bỏ chế độ phong kiến ở những mức độ nhất định, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  • Hạn chế:
    • Hạn chế chung: chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động, sự bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ngày càng tăng...
    • Hạn chế riêng: tùy vào mỗi cuộc cách mạng. Chỉ có cách mạng Pháp thời kỳ chuyên chính Giacôbanh đã đạt đến đỉnh cao của cách mạng nên cuộc cách mạng này còn có tình triệt để nhưng vẫn còn hạn chế.

II. Nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu

* Thứ nhất

  • Cần hiểu rõ về bản chất của cuộc CMTS, dù hình thức, diễn biến và kết quả đạt được khác nhau, song có nguyên nhân giống nhau, cùng nhằm một mục tiêu chung:
    • Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư sản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngàycàng sâu sắc
    • Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản, tùy thuộc vào mỗi nước.
    • Thắng lợi của CMTS ở mức độ khác nhau, nhưng đều tạo cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

* Thứ hai: Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển dần sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. CN ĐQ có đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất, mà làm cho các mâu thuẫn nảysinh thêm.

* Thứ ba:

  • Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản chủ nghĩa. Phong trào công nhân và chống thực dân xâm lược.
  • Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là:
    • Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
    • Mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản
    • Mâu thuẫn giữa giàu - nghèo...
  • Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản dẫn đến phong trào công nhân ngày càng mạnh, phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học do Các Mác và Ăng ghen sáng lập.

* Thứ tư:

  • Chủ nghĩa tư bản phát triển gắn liền với xâm chiếm châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh…làm thuộc địa, dẫn đến đòi chia lại thuộc địa là nguyên nhân Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Nhân dân các nước bị xâm lược đấu tranh mạnh mẽ chống thực dân và phong kiến tay sai.

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 8

Câu 1. Ở thế kỉ XV, trong lòng xã hội các nước Tây Âu đã xuất hiện hai giai cấp mới nào?

  1. Chủ nô và nô lệ.
  2. Quý tộc mới và tư sản.
  3. Tư sản và vô sản.
  4. Địa chủ và tư sản.

Câu 2. Cuộc cách mạng tư sản nào do liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo?

  1. Cách mạng tư sản Hà Lan (thế kỉ XVI).
  2. Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII).
  3. Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII).
  4. Đấu tranh thống nhất Đức (thế kỉ XIX).

Câu 3. Cuộc cách mạng tư sản nào được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để, điển hình nhất thời cận đại?

  1. Cách mạng tư sản Hà Lan (thế kỉ XVI).
  2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (Thế kỉ XVIII).
  3. Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII).
  4. Nội chiến ở Mĩ (Thế kỉ XIX).

Câu 4. Chủ nghĩa tư bản chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do sang chủ nghĩa tư bản độc quyền hay chủ nghĩa đế quốc khi nào?

  1. Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.
  2. Giữa thế kỉ XIX.
  3. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
  4. Giữa thế kỉ XX.

Câu 5. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tư bản tự do sang tư bản độc quyền được biểu hiện bằng dấu hiệu của sự

  1. Nở rộ của các phát minh khoa học - kĩ thuật.
  2. Phát triển nhanh của sức sản xuất.
  3. Xuất hiện các ngành công nghiệp mới.
  4. Xuất hiện các tổ chức độc quyền.

Câu 6. Đế quốc nào được coi là đế quốc thực dân?

  1. Pháp.
  2. Anh.
  3. Đức.
  4. Mĩ.

Câu 7. Đế quốc Đức và đế quốc Mĩ có điểm chung gì khác với đế quốc Anh và đế quốc Pháp?

  1. Kinh tế phát triển với tốc độc chậm.
  2. Thể chế chính trị cộng hòa.
  3. Nhiều thuộc địa.
  4. Kinh tế phát triển nhanh và ít thuộc địa.

Câu 8. Vì sao giới cầm quyền Đức ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới ở đầu thế kỉ XX?

  1. Để giải quyết mâu thuẫn trong nước.
  2. Để xâm lược thuộc địa.
  3. Muốn dùng vũ lực để phân chia lại thế giới.
  4. Để cạnh tranh với đế quốc Pháp và đế quốc Mĩ.

Câu 9. Ban đầu giai cấp vô sản đấu tranh chống giai cấp tư sản bằng hình thức đấu tranh nào?

  1. Đập phá máy móc.
  2. Bãi công.
  3. Khởi nghĩa.
  4. Mít tinh, biểu tình.

Câu 10. Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới là

  1. Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh (1793 - 1794).
  2. Chế độ Đốc chính (1794 - 1799).
  3. Công xã Pa-ri (1871).
  4. Nhà nước Nga Xô viết (1917).

Câu 11. Cuộc cách mạng nào tư sản diễn ra dưới hình thức là cuộc chiến tranh giành độc lập là cách mạng

  1. Tư sản Anh thế kỉ XVII.
  2. Mĩ cuối thế kỉ XVIII.
  3. Pháp cuối thế kỉ XVIII.
  4. Nga 1905 - 1907.

Câu 12. Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại thành công chủ yếu vì có

  1. Thủ lĩnh tài giỏi lãnh đạo.
  2. Giai cấp tư sản liên minh với giai cấp phong kiến lãnh đạo.
  3. Giai cấp tư sản lãnh đạo.
  4. Quần chúng nhân dân tham gia, ủng hộ.

Câu 13. Thứ tự cầm quyền trong cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII là phái

  1. Lập hiến, Gia-cô-banh, Gi-rông-đanh.
  2. Gia-cô-banh, phái Lập hiến, phái Gi-rông-đanh.
  3. Lập hiến, phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh.
  4. Gi-rông-đanh, phái Lập hiến, phái Gia-cô-banh.

Câu 14. Máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực nào?

  1. Công nghiệp dệt.
  2. Hầm mỏ.
  3. Giao thông vận tải.
  4. Nông nghiệp.

Câu 15. Đỉnh cao của cách mạng Nga 1905 - 1907 là sự kiện nào?

  1. Ngày 09/1/1905, 14 vạn công nhân kéo đến trước Cung điện Mùa đông.
  2. Tháng 6/1905, thủy thủ trên chiến hạm Pôtemkin ngả theo cách mạng nổi dậy khởi nghĩa.
  3. Khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Mát-xcơ-va.
  4. Lênin kêu gọi nhân dân thành lập chính quyền Xô viết.

Câu 16. Phong trào đấu tranh của nước nào ở châu Phi làm cho thực dân Pháp phải mất hàng chục năm mới chinh phục được?

A. Nước Ai Cập.
B. Nước Mô-dăm-bích.
C. Nước An-giê-ri.
D. Nước Tuy-ni-di.

Câu 17. Một điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản khi chuyển sang giai đoạn độc quyền là

A. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài
B. Thành lập nhiều tổ chức độc quyền xuyên quốc gia
C. Hợp tác với các nước, các khu vực trên thế giới
D. Đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa

Câu 18. Mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã dẫn đến cuộc đấu tranh của

A. Công nhân chống ách áp bức bóc lột, đòi cải thiện đời sống
B. Vô sản chống tư sản
C. Công nhân và nông dân chống tư sản
D. Các tầng lớp nhân dân chống tư sản

Câu 19. Cơ sở dẫn tới sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là

A. Lí luận của chủ nghĩa Mác
B. Vai trò to lớn của Mác và Ăngghen
C. Thực tiến phong trào đấu tranh của công nhân
D. Sự phát triển phong trào đấy tranh của giai cấp vô sản

Câu 20. Người sáng lập học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là

A. Mác và Lênin
B. Mác và Ăngghen
C. Ăngghen và Lênin
D. Ăngghen và Đimitơrốp

Câu 21. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời vào năm

A. 1846
B. 1848
C. 1887
D. 1889

Câu 22. Để giải quyết những mâu thuẫn xung quanh vấn đề thuộc địa, các nước đế quốc đã

A. Tấn công nước Nga
B. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị
C. Đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước
D. Gây ra cuộc chiến tranh thế giới để chia lại thị trường, thuộc địa

Câu 23: Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là:

A. Trong lòng xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. Trong lòng xã hội phong kiến đã chất chứa nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết được.
C. Xã hội phong kiến đã mất hết vai trò lịch sử.
D. Trong lòng xã hội phong kiến đã có chế độ tư bản chủ nghĩa.

Đáp án

1C

2B

3C

4C

5D

6B

7D

8B

9A

10C

11B

12D

13C

14A

15C

16C17D18B19D20B

21B

22D

23A

-------------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm được nội dung chính cần có trong bài học rồi đúng không ạ. Bài học cho chúng ta thấy được nguyên nhân, diễn biến kết quả của các cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước. Hiểu được về cách mạng tư sản... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 22 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn đọc ôn tập, trau dồi kiến thức của bài học. Mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp tại các mục: Trắc nghiệm Lịch sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải vở bài tập Lịch sử 11, Lịch Sử 11 Nâng cao, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 11, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 11

    Xem thêm