Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A/ Lý thuyết Lịch sử 11 bài 23

Các sách Tân thư, Tân báo do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu viết được đưa vào Việt Nam đã cổ vũ các sĩ phu tiên tiến hướng theo lý tưởng cuộc vận động Duy tân của Trung Quốc, cuộc Duy tân Minh Trị, vào con đường cách mạng tư sản. Đầu thế kỷ XX, một phong trào yêu nước mới ở nước ta nảy sinh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là Phan Bội Châu – người lãnh đạo xu hướng bạo động.

I. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động

* Chủ trương: “nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, ông kiên trì dùng bạo lực giành độc lập.

Nguyên nhân: Phan Bội Châu cho rằng Nhật bản cùng màu da, cùng văn hoá Hán học (đồng chủng, đồng văn), lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905)

* Hoạt động:

  • Tháng 05/1904, lập Duy tân hội ở Quảng Nam
    • Mục đích đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập chính thể quân chủ lập hiến.
    • Hội tổ chức phong trào Đông du, đưa gần 200 học sinh sang Nhật học.
    • Tháng 09/1908, Nhật bắt tay với Pháp trục xuất tất cả lưu học sinh Việt Nam và Phan Bội Châu. Phong trào tan rã.
  • Nguyên nhân thất bại: do các thế lực đế quốc (Nhật-Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.
  • Tháng 6/1912, ông lập Việt Nam Quang phục hội:
    • Tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.
    • Hội tổ chức ám sát những tên thực dân đầu sỏ, tấn công các đồn binh Pháp ở Vân Nam… nhưng chỉ thu được những kết quả hạn chế trong khi lực lượng hao tổn khá lớn.
  • 24/12/1913 Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông.
  • Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt, rồi bị giam lỏng ở Huế cho đến khi qua đời.

* Bài học rút ra từ phong trào

* Chủ trương bạo động là đúng, những tư tưởng cầu viện là sai (không thể dựa đế quốc đánh đế quốc được).

* Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Phan Bội Châu (ngồi), Cường Để (đứng)

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Một số lưu học sinh trong phong trào Đông Du (1905-1909)

II. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

* Chủ trương: đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao dân trí dân quyền , dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.

* Hoạt động:

  • Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đúc Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:
    • Kinh tế: chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội”…
    • Giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ, các môn học mới …
    • Văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến….
  • Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội: Năm 1908, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.
  • Năm 1911 Chính quyền thực dân đưa Ông sang Pháp
  • Ông là nhà cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nguyên nhân dẫn tới phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908.

  • Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế.
  • Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy Tân
  • Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Phong trào thất bại. Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp bị kết án tử hình.

III. Đông Kinh Nghĩa Thục, vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của khởi nghĩa Yên Thế

1. Đông Kinh nghĩa thục: Đông Kinh là tên gọi cũ của Hà Nội; nghĩa thục là là trường tư làm việc công ích.

  • Lãnh đạo: Lương Văn Can và Nguyễn Quyền
  • Thành lập và hoạt động từ tháng 03/1907, là trường học dạy theo mô hình Nhật Bản, dạy địa lý, lịch sử, khoa học thường thức…, ngoài ra còn tổ chức diễn thuyết, bình văn để cổ động học chữ Quốc ngữ, hô hào mở hội kinh doanh công thương nghiệp …
  • Những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục đã vươn ra ngoài xã hội, trở thành một trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc kì.
  • Tháng 11/1907, trường bị đóng cửa, hầu hết giáo viên bị bắt, sách báo bị cấm hoặc tịch thu…
  • Dù chỉ hoạt động được 9 tháng, nhưng Đông Kinh nghĩa thục thực sự là một cuộc vận động văn hóa lớn.
    • Là một tổ chức cách mạng có phân công , phân nhiệm, mục đích rõ ràng, có cơ sở ở các địa phương.
    • Chống nền giáo dục cũ với những giáo điều của Hán Nho mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để ngư dân.
    • Cổ vũ cái mới: học chữ Quốc ngữ, các môn khoa học thực dụng, hô hào lập hội buôn, phát triển công thương nghiệp. Lên án phong tục tập quán lạc hậu.
    • Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

* Đánh giá: Thực chất của các hoạt động này là sự chuẩn bị chống Pháp, trước hết là thông qua việc dạy chữ dạy người, tuyên truyền tư tưởng dân chủ tư sản, đả phá nền giáo dục lỗi thời, cổ vũ cái mới.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Biểu tựơng sách của ĐKNT

2. Vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội năm 1908.

  • Ngày 27/6/1908, tổ chức đầu độc lính pháp tại Hà Nội, thực dân Pháp cho tước khí giới và giam binh lính người Việt trong trại.
  • Đánh dấu cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp, chứng tỏ họ là một lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Những người bị bắt trong vụ án Hà thành đầu độc

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Mô tả hình:

“Các ông đội Bình (Nguyễn Chí Bình), đội Nhân (Đặng Đình Nhân), đội Cốc (Dương Bê) cầm đầu vụ Hà thành đầu độc, bị hành quyết ngày 8/7/1908 và người Pháp đã bêu đầu các ông ở Ô Cầu Dền, Ô Cầu Giấy và Chợ Mơ”.

Bức ảnh ám ảnh nhất là ảnh chụp ba đầu đặt trong ba cái rọ tre đan loằng ngoằng quặn thớ. Quặn đau tê tái! Thủ cấp được bêu trên vài “cửa ô”, tuyến phố đông đúc nhất của Hà Nội lúc bấy giờ.

Hai thủ cấp nhắm mắt, đầy máu me, một thủ cấp mở mắt, thanh thản, không hề vương sợ hãi. Dưới mỗi cái rọ bêu đầu là những tấm giấy bản chi chít chữ Nho, chắc là giặc nó kể tội người yêu nước Việt Nam rằng họ dám “làm loạn”...

3. Những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế

  • Năm 1908, xảy ra vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội của binh lính Việt và nghĩa quân Yên Thế. Kế hoạch bị bại lộ và thất bại.
  • Tháng 01/1909, Pháp huy động 1500 lính Âu – Phi tấn công Phồn Xương. Dù giành được một số thắng lợi, nhưng những cuộc chiến đấu quyết liệt và kéo dài đã làm suy kiệt lực lượng nghĩa quân, nhiều chỉ huy giỏi tử trận, một số ra hàng.
  • Tháng 02/1913, Pháp mua chuộc tay sai, sát hại Đề Thám một cách đê hèn tại Chợ Gồ (Yên Thế).

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 23

Câu 1. Đường lối cứu nước của cụ Phan Châu Trinh là

  1. Chống Pháp và phong kiến.
  2. Cải cách nâng cao dân sinh dân trí, dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến.
  3. Dựa vào Pháp xây dựng nước Việt Nam cộng hòa.
  4. Dùng bạo lực giành độc lập.

Câu 2. Đường lối cứu nước của cụ Phan Bội Châu là

  1. Chống Pháp và phong kiến.
  2. Cải cách nâng cao dân sinh dân trí, dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến.
  3. Dựa vào Pháp xây dựng nước Việt Nam Cộng hòa.
  4. Dùng bạo lực giành độc lập.

Câu 3. Người sáng lập hội Duy Tân vào tháng 5/1904 là ai?

  1. Phan Bội Châu.
  2. Phan Châu Trinh
  3. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền
  4. Huỳnh thúc Kháng, Trần Quý Cáp.

Câu 4. Chủ trương của hội Duy Tân là gì?

  1. Tiến hành cải cách nhằm nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến.
  2. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập,thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
  3. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.
  4. Tiến hành cuộc cải cách toàn diện kinh tế - văn hoá - xã hội.

Câu 5. Người sáng lập Việt Nam Quang Phục hội vào tháng 6/1912 là ai?

  1. Phan Bội Châu.
  2. Phan Châu Trinh.
  3. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
  4. Huỳnh thúc Kháng, Trần Quý Cáp.

Câu 6. Chủ trương của Việt Nam Quang Phục hội là gì?

  1. Tiến hành cải cách nhằm nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến.
  2. Đánh đuổi giặc Pháp,giành độc lập,thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
  3. Đánh đuổi giặc Pháp,khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.
  4. Tiến hành cuộc cải cách toàn diện kinh tế-văn hoá-xã hội.

Câu 7. Thời gian hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục là

  1. 5 tháng.
  2. 7 tháng.
  3. 9 tháng.
  4. 11 tháng.

Câu 8. Những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục thực sự là cuộc

  1. Vận động văn hóa lớn đầu thế kỷ XX.
  2. Cải cách kinh tế lớn đầu thế kỷ XX.
  3. Cách mạng xã hội lớn đầu thế kỷ XX.
  4. Cải cách toàn diện kinh tế-văn hóa-xã hội đầu thế kỷ XX.

Câu 9. Tổ chức Việt Nam Quang phục hội chủ trương dùng biện pháp nào để đánh Pháp?

  1. Đấu tranh vũ trang.
  2. Đấu tranh chính trị.
  3. Đấu tranh nghị trường.
  4. Bạo động và ám sát cá nhân.

Câu 10. Cuộc vận động Duy tân do Phan Châu Trinh khởi xướng đã có tác động tích cực đến phong trào nào?

  1. Phong trào Đông Du.
  2. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
  3. Phong trào chống thuế ở Trung Kì.
  4. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội.

Câu 11. Phong trào nào trở thành trung tâm của cuộc vận động Duy tân ở Bắc Kì vào đầu thế kỉ XX?

  1. Đông Kinh nghĩa thục.
  2. Phong trào Đông du.
  3. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
  4. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội.

Câu 12. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội năm 1908 do lực lượng nào tiến hành?

  1. Binh lính người Việt yêu nước tổng quân đội Pháp.
  2. Binh lính người Việt yêu nước ở Hà Nội kết hợp với nghĩa quân Yên Thế.
  3. Nghĩa quân Yên Thế.
  4. Các sĩ phu yêu nước tiến bộ.

Câu 13. Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh (đầu thế kỷ XX) không có nội dung nào?

  1. Đề cao cải cách, duy tân nhằm nâng cao dân trí và dân quyền.
  2. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
  3. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển kinh tế.
  4. Dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến lạc hậu.

Câu 14. Vì sao phong trào Đông du tan rã?

A. Nhật cầu kết với Pháp trục xuất lưu học sinh Việt Nam.
B. Nhật không còn hợp tác với Phan Bội Châu.
C. Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải.
D. Số lượng học viên Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng giảm.

Câu 15. Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nan? :

A. Tự lực, tự cường.
B. Tự lực cánh sinh.
C. Tự lực khai hoá.
D. Tự do dân chủ.

Câu 16. Trong cuộc vận động Duy tân về giáo dục, các sĩ phu tiến bộ đã có chủ trương:

A. mở trường học, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới.
B. dạy tiếng Pháp, văn hoá Pháp.
C. mở trường học, dạy tiếng Nhật.
D. dạy chữ Hán, tuyên truyền chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

Câu 17. Phong trào Duy tân của Phan Chu Trinh đã bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh chống:

A. thực dân Pháp và bọn vua quan phong kiến.
B. đi phu, đi lính, đòi giảm sưu thuế.
C. chính sách chia để trị của Pháp.
D. chiến tranh, bảo vệ hoà bình ở Việt Nam.

Câu 18. Nội dung nào sau đây không nằm trong cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì?

A. Thành lập Việt Nam Quang phục hội.
B. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh
C. Cải cách trang phục và lối sống.
D. Mở trường dạy học với chương trình học tiến bộ.

Câu 19. Ý nào không phải là lí do mà vào những năm đầu thế kỉ XX một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

A. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa
B. Sau Cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh
C. Nhật Bản dã đánh thắng đế quốc Nga (1905)
D. Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam

-------------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về phong trào Đông Kinh nghĩa thục, và khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp từ đầu thế kỉ 20 đến chiến tranh thế giới thứ nhất... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914). Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải vở bài tập Lịch sử 11, Lịch Sử 11 Nâng cao, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 11

    Xem thêm