Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) vừa được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Lịch sử 11 bài 15

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)

Ngày 4-5 -1919 học sinh, sinh viên ở Bắc Kinh biểu tình, mở đầu phong trào Ngũ Tứ

I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919-1939)

1. Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc

a. Phong trào Ngũ Tứ (ngày 4/5/1919)

* Nguyên nhân:quyết định bất công của các nước đế quốc, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười.

  • Ngày 4-5 -1919 học sinh, sinh viên ở Bắc Kinh biểu tình, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp khác trong xã hội đặc biệt là giai cấp công nhân.
  • Từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước
  • Thắng lợi.

* Nét mới và ý nghĩa của phong trào:

  • Nét mới đó là lực lượng giai cấp công nhân tham gia với vai trò nòng cốt (trưởng thành và trở thành lực lượng chính trị độc lập)
  • Mục tiêu: đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Không chỉ dừng lại chống phong kiến như cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 (Đánh đổ triều đình Mãn Thanh).

b. Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc 7/1921

Là bước chuyển biến từ cách mạng dân chủ kiểu cũ sang cách mạng dân chủ kiểu mới, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng ở Trung Quốc:

  • Việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin ngày càng sâu rộng.
  • Nhiều nhóm cộng sản được thành lập. Trên sự chuyển biến mạnh mẽ của giai cấp công nhân cùng sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, tháng 7/1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. Sự kiện này đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Trung Quốc.
  • Đồng thời mở ra thời kỳ giai cấp vô sản đã có chính Đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.

2. Chiến tranh Bắc Phạt (1926 - 1927) và nội chiến Quốc - Cộng (1927 - 1937)

a. Chiến tranh Bắc Phạt (1926 - 1927):

  • Quốc - Cộng hợp tác tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương đang chia nhau thống trị bắc Trung Quốc.
  • Quốc Dân Đảng phản bội:
    • Ngày 12/4/1927: Quốc dân Đảng tiến hành chính biến ở Thượng Hải.
    • Quốc Dân Đảng lập chính phủ ở Nam Kinh.
    • Tháng 2 -1927 Tưởng Giới Thạch nắm toàn quyền.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)

Tưởng Giới Thạch đảo chánh (12-4-1927), bắt các đảng viên Cộng sản ở Thượng Hải.

b. Nội chiến Quốc - Cộng (1927 - 1937)

  • Sau chiến tranh Bắc phạt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống chính phủ Quốc dân Đảng (1927 - 1937) cuộc nội chiến kéo dài 10 năm.
    • Quân Tưởng đã tổ chức 4 lần vây quét lớn, nhằm tiêu diệt Cộng sản nhưng đều thất bại. Lần thứ 5 (1933 - 1934) thì lực lượng cách mạng thiệt hại nặng nề và bị bao vây.
    • Tháng 10/1934: Quân cách mạng phá vây rút khỏi căn cứ tiến lên phía bắc (Vạn lí Trường Chinh).
    • Tháng 01/1935: Mao Trạch Đông trở thành chủ tịch Đảng.
    • Tháng 7/1937: Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Quốc - Cộng hợp tác, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật.
    • Kháng chiến chống Nhật

Sau 20 năm, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển với sự lớn mạnh của giai cấp công nhân Trung Quốc với vai trò của Đảng Cộng sản.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)

Vạn lý Trường Chinh

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)

Mao Trạch Đông trong cuộc Vạn lý trường chinh

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)

Hồng quân trước cuộc vạn lý Trường Chinh

II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1939)

1. Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 - 1929)

* Nguyên nhân

  • Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Sau chiến tranh, chính quyền Anh tăng cường bóc lột, ban hành đạo luật hà khắc.
  • Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và chính quyền thực dân trở nên căng thẳng nhân dân Ấn đấu tranh chống Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918 - 1922.

* Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1918 - 1922)

  • Đảng Quốc đại do M.Gan-đi lãnh đạo.
  • Phương pháp đấu tranh: hòa bình, không sử dụng bạo lực. Tẩy chay hàng Anh không nộp thuế.
  • Lực lượng tham gia:học sinh, sinh viên, công nhân lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia. Tẩy chay hàng Anh không nộp thuế.

* Cùng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tháng 12/1925 Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.

2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929-1939

* Nguyên nhân

Do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 lại làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới

* Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1929 - 1939):

  • Đầu năm 1930 bất hợp tác với thực dân Anh,Gan-đi thực hiện đi bộ dài 300 km để phản đối chính sách độc quyền muối của thực dân Anh..
  • Tháng 12 -1931 chiến dịch bất hợp tác mới.
  • Được mọi người ủng hộ.
  • Để đối phó, thực dân Anh tăng cường khủng bố, đàn áp, thực hiện chính sách mua chuộc, chia rẽ hàng ngũ cách mạng.
  • Tuy nhiên, phong trào vẫn diễn ra sôi động.,liên kết tất cả các lực lượng để hình thành Mặt trần thống nhất
  • Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ở Ấn Độ chuyển sang thời kỳ mới.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)

Cuộc đi bộ của M. Gandhi

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)

Năm 1930, kết thúc cuộc hành trình dài 300 km ra bờ biển, Gandhi đã cúi xuống và ném muối xuống biển.

Sự kiện chính của cách mạng ở Trung Quốc:

Thời gian

Nội dung sự kiện

4/5/1919

Phong trào Ngũ Tứ

7/1921

Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời

12/4/1927

Tưởng Giới Thạch tiến hành tàn sát, khủng bố những người cộng sản

10/1934

Hồng quân phá vây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh.

1/1935

Hội nghị Tuân Nghĩa - Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo

7/1937

Nhật tiến hành chiến tranh, Quốc - Cộng hợp tác lần hai cùng kháng chiến chống Nhật.

Sự kiện chính của phong trào cách mạng Ấn Độ (1918 - 1939):

1918 - 1922

1929 - 1939

1. Vai trò lãnh đạo

Đảng Quốc đại

2. Hình thức đấu tranh

Hòa bình, không sử dụng bạo lực

3. Lực lượng tham gia

Học sinh, sinh viên, công nhân. Lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia.

4. Sự kiện tiêu biểu

- Tẩy chay hàng hóa Anh.

- Không nộp thuế

-Tháng 12/1925: Đảng Cộng sản ra đời.

- Chống độc quyền muối.

- Bất hợp tác

- Mặt trận thống nhất dân tộc

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)

Nông dân Ấn Độ biểu tình yêu cầu phóng thích Mahatma Gandhi

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 15

Câu 1. Phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918 – 1939 là

  1. Cuộc khởi nghĩa Nam Xương.
  2. Cuộc chiến tranh Bắc phạt.
  3. Phong trào Ngũ tứ.
  4. Nội chiến cách mạng lần thứ nhất.

Câu 2. Lực lượng chính tham gia vào phong trào Ngũ tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là

  1. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
  2. Sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.
  3. Tư sản dân tộc và nông dân.
  4. Công nhân, nông dân ở Vũ Xương.

Câu 3. Mục đích của phong trào Ngũ tứ là

  1. Chống lại chính quyền Trung Quốc đương thời.
  2. Chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc trong “Hội nghị hòa bình ở Pari”.
  3. Đòi cải thiện điều kiện học tập của sinh viên.
  4. Phản đối những hành động của lực lượng Quốc dân Đảng.

Câu 4. Phong trào Ngũ tứ đã đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng

  1. Tư sản sang cách mạng vô sản.
  2. Dân chủ sang cách mạng dân tộc.
  3. Dân chủ cũ sang cách cách mạng dân chủ mới.
  4. Tư sản cũ sang cách mạng tư sản mới.

Câu 5. Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là gì?

  1. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác-Lênin  được truyền bá vào Trung Quốc.
  2. Tạo điều kiện cho tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào Trung Quốc.
  3. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển ở Trung Quốc.
  4. Dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1921.

Câu 6. Sau phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc?

  1. Giai cấp tư sản.
  2. Giai cấp vô sản.
  3. Giai cấp nông dân.
  4. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản

Câu 7. Điểm khác biệt lớn giữa phong trào Ngũ tứ so với cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là

  1. Sinh viên, học sinh là lực lượng khởi xướng phong trào.
  2. Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để.
  3. Có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.
  4. Có sự tham gia của giai cấp công nhân.

Câu 8. Lực lượng có công truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Trung Quốc là

  1. Các sĩ phu yêu nước tiến bộ.
  2. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị.
  3. Tầng lớp tri thức tiến bộ.
  4. Các thân sĩ bất bình với các thế hệ phong kiến quân phiệt.

Câu 9. Từ năm 1926 – 1927, Đảng cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn

  1. Phản động ở Bắc Kinh.
  2. Quân phiệt ở Nam Kinh
  3. Quốc dân Đảng ở Đài Loan.
  4. Quân phiệt Bắc Dương.

Câu 10. Cuộc “Chiến tranh Bắc phạt” (1926- 1927) ở Trung Quốc là

  1. Sự xung đột giữa các lực lượng yêu nước Trung Quốc với bọn đế quốc xâm lược.
  2. Cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phương Bắc Trung Quốc.
  3. Cuộc chiến tranh giải phóng các dân tộc ở phương Bắc thoát khỏi ách thống trị của Đế Quốc.
  4. Cuộc chiến tranh nhằm tranh giành ảnh hưởng giữa Đảng Cộng sản với Quốc dân Đảng.

Câu 11. Sự kiện mở đầu cho cho các hoạt động công khai chống phá cách mạng kết thúc sự hợp tác của Quốc dân Đảng với Đảng Cộng sản Trung Quốc là

  1. Tưởng Giới Thạch làm cuộc chính biến phản cách mạng ở Thượng Hải ngày 12/4/1927.
  2. Tưởng Giới Thạch thành lập “Chính phủ quốc dân” tại Nam Kinh ngày 18/4/1927.
  3. Chính phủ cách mạng Quảng Châu của Uông Tinh Vệ tuyên bố ly khai với Đảng Cộng sản ngày 15/7/1927.
  4. Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương ngày 1/8/1927.

Câu 12. Nhiệm vụ cụ thể của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc trong những năm 1927 – 1937 là

  1. Đánh đổ các thế lực đế quốc Anh, Mĩ ở Trung Quốc.
  2. Tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất.
  3. Đánh đổ chính quyền Tưởng Giới Thạch, đại diện cho thế lực đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc.
  4. Chống sự xâm nhập của bọn quân phiệt Nhật vào đất nước Trung Quốc.

Câu 13. Cuộc chiến đấu chống Chính phủ Quốc dân Đảng của các lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm 1927 – 1937 được gọi là

  1. Cuộc nội chiến cách mạng lần thứ nhất.
  2. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
  3. Cuộc nội chiến Quốc - Cộng hay là nội chiến cách mạng lần thứ 2.
  4. Cuộc chính biến cách mạng.

Câu 14. Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc và tập đoàn Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến vào năm 1937?

  1. Cuộc nội chiến đã gây ra nhiều tổn thất cho dân tộc và đất nước Trung Quốc.
  2. Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược của các nước đế quốc.
  3. Trung Quốc còn phải đối phó với mặt trận ở phía Bắc trước sự nổi loạn của các thế lực phản động.
  4. Trung Quốc đứng trước nguy cơ xâm lược của Nhật.

Câu 15. Lực lượng giữ vai trò lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1929 là

  1. Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Ấn Độ.
  2. Tầng lớp trí thức Ấn Độ.
  3. Tầng lớp thị dân giàu có ở Ấn Độ.
  4. Giai cấp tư sản Ấn Độ, thông qua Đảng Quốc đại với lãnh tụ tiêu biểu là M.Gan-đi.

Câu 16. Chủ trương và phương pháp đấu tranh của M. Gan-đi là

  1. Vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành độc lập.
  2. Tiến  hành một cuộc vận động cải cách duy tân.
  3. Bất bạo động và bất hợp tác.
  4. Kết hợp giữa bạo động và cải cách.

Câu 17. Biện pháp đấu tranh nào sau đây không phù hợp với chủ trương của Đảng Quốc đại và M.Găng–đi?

  1. Không nộp thuế, tẩy chay hành hóa Anh.
  2. Biểu tình thị uy vũ trang.
  3. Bãi công ở các nhà máy, công sở, bãi khóa ở các trường học.
  4. Biểu tình hòa bình.

Câu 18. Tư tưởng bất bạo động của M.Găng – đi được các tầng lớp nhân dân dân Ấn Độ hưởng ứng vì

  1. Nhân dân Ấn Độ không có kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.
  2. Nhân dân Ấn Độ sợ bị tổn thất, hy sinh.
  3. Nó phù hợp với đặc điểm dân tộc và tôn giáo Ấn Độ.
  4. Nó dễ dàng được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.

Câu 19. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pen-giáp (Ấn Độ) năm 1918 đã thu hút các thành phần nào tham gia?

  1. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản.
  2. Nông dân, thị dân và đặc biệt là công nhân.
  3. Tư sản, quý tộc mới và công nhân.
  4. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc

Câu 20. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào là chủ yếu?

  1. Những chiến dịch bất hợp tác với thực dân Anh.
  2. Bạo động với thực dân Anh.
  3. Bãi công.
  4. Biểu tình, bãi khóa.

Câu 21. Thủ đoạn đối phó của thực dân Anh trước sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ là

  1. Tăng cường đàn áp, khủng bố.
  2. Chấp nhận những yêu cầu của nhân dân Ấn Độ.
  3. Vừa khủng bố đàn áp, vừa mua chuộc chính trị, gây chia rẽ hàng ngũ cách mạng.
  4. Cho Ấn Độ được hưởng quyền tự trị.

Câu 22. Sự kiện nào mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.
  2. Phong trào Ngũ tứ.
  3. Chiến tranh Bắc phạt.
  4. Nội chiến Quốc - Cộng lần thứ nhất.

Câu 23. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập?

  1. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.
  2. Chiến tranh Bắc phạt.
  3. Phong trào Ngũ tứ.
  4. Nội chiến Quốc - Cộng lần thứ nhất.

Câu 24. Lực lượng nào đã biểu tỉnh mở đầu phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919?

  1. Học sinh, sinh viên.
  2. Nông dân.
  3. Công nhân.
  4. Tư sản.

Câu 25. Từ năm 1927 - 1937, cuộc nội chiến ở Trung Quốc đã diễn ra giữa các lực lượng nào?

  1. Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng.
  2. Quốc dân Đảng với các lực lượng quân phiệt ở miền Bắc Trung Quốc.
  3. Đảng Cộng sản với các lực lượng quân phiệt ở miền Bắc Trung Quốc.
  4. Đảng Cộng sản Trung Quốc với tập đoàn phong kiến Mãn Châu.

Câu 26. Lực lượng nào không tham gia cuộc Chiến tranh Bắc phạt ở Trung Quốc (1926 - 1927)?

  1. Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  2. Quốc dân Đảng.
  3. Các lực lượng quân phiệt ở miền Bắc Trung Quốc.
  4. Tập đoàn phong kiến Mãn Châu.

Câu 27. Trong cuộc nội chiến Quốc - Cộng, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải tiến hành cuộc Vạn lí trường chinh, vì

  1. Sự phản bội của Quốc dân đảng.
  2. Sự đàn áp của Quốc dân đảng.
  3. Để bảo toàn lực lượng trước các cuộc vây quét của Quốc dân đảng.
  4. Bị quân Nhật tấn công.

Câu 28. Nguyên nhân dẫn tới làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao khắp Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là do

  1. Nhân dân Ấn Độ bị cấm theo đạo Hồi.
  2. Thực dân Anh muốn chia cắt đất nước Ấn Độ.
  3. Chính quyền thực dân Anh kìm hãm kinh tế Ấn Độ.
  4. Hậu quả chiến tranh nặng nề và chính sách tăng cường bóc lột của thực dân Anh.

Câu 29. Người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong phong trào độc lập ở Ấn Độ từ 1918 đến 1939 là ai?

  1. B.Ti-lắc.
  2. M.Gan-di.
  3. G.Nê-ru.
  4. A.Xu-các-nô.

Câu 30. Giai cấp nắm quyền lãnh đạo phong trào dân tộc Ấn Độ trong những năm 1918 - 1939 là

  1. Địa chủ.
  2. Tư sản.
  3. Công nhân.
  4. Nông dân.

Câu 31. Lãnh đạo của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929 là:

A. Đảng Quốc đại.
B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.
C. Đảng Đại hội dân tộc.
D. Đảng Dân chủ.

Câu 32. Chính đảng và giai cấp nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh trong giai đoạn 1918 - 1922?

A. Tư sản dân tộc - Đảng Quốc đại.
B. Tư sản - Đảng Quốc dân.
C. Công nhân - Đảng Cộng sản.
D. Tiểu tư sản - Đảng Quốc đại.

Câu 33. Ý nào không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?

A. ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
B. ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
C. học sinh, sinh viên Trung Quốc bị phân biệt đối xử
D. chính phủ Trung Quốc làm tay sai cho các nước đế quốc

Câu 34. Điểm mới của phong trào Ngũ tứ là

A. Thu hút đông đảo quần chúng tham gia
B. Xác định đúng kẻ thù dân tộc: đế quốc và phong kiến
C. Làm suy yếu chính quyền Mãn Thanh
D. Do học sinh, sinh viên lãnh đạo

Câu 35. Đặc biệt, phong trào Ngũ tứ đã lôi cuốn được giai cấp nào tham gia?

A. Công nhân
B. Nông dân
C. Địa chủ
D. Trí thức, tiểu tư sản

Câu 36. Biện pháp đấu tranh nào sau đây không phù hợp với chủ chương của Đảng Quốc đại và M.Gan-đi?

A. Biểu tình hoà bình.
B. Biểu tình thị uy vũ trang.
C. Không nộp thuế, tây chay hàng hoá Anh.
D. Bãi công ở các nhà máy, công sở, bãi khoá ở các trường học.

Câu 36. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến đời sống của nhân dân Ấn Độ?

A. Toàn bộ chi phí chiến tranh đè nặng lên vai nhân dân Ấn Độ.
B. Thực dân Anh tăng cường bóc lột.
C. Ban hành những đạo luật phản động.
D. Mâu thuẫn xã hội Ấn Độ gay gắt.

Câu 37. Tháng 12-1925 diễn ra sự kiện lịch sử tiêu biểu có tác dụng thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?

A. Đảng Bảo thủ ra đời.
B. Đảng Quốc đại được thành lập.
C. Đảng Cộng sản được thành lập.
D. Đảng Cộng hoà ra đời.

-------------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội, các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1918 - 1939... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 37 câu hỏi trắc nghiệm về bài học giúp bạn đọc có thể trau dồi được kiến thức của bài học.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939). Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải vở bài tập Lịch sử 11, Lịch Sử 11 Nâng cao, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 11, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
3 4.651
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 11

    Xem thêm