Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm nội dung bài học cùng các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

A/ Lý thuyết Lịch sử 11 bài 13

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Ngày thứ năm "đen tối" (24/10/1929), ngày thị trường chứng khoán New York sụp đổ.

I. Nước Mĩ trong những năm 1918 - 1929

1. Tình hình kinh tế

Sau chiến tranh thế giới I, Mĩ có nhiều lợi thế. Chiến tranh đã đem đến những cơ hội vàng cho nước Mĩ:

  • Thu lợi nhuận lợi nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa.
  • Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu.
  • Mĩ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới)
  • Áp dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật, sử dụng phương pháp quản lý tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất đã góp phần đưa nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết sức nhanh chóng.
  • Mĩ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Bãi đỗ ô tô ở New York năm 1928

Biểu hiện

  • Từ năm 1923 - 1929 kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao.
  • Trong vòng 6 năm sản lượng công nghiệp tăng 69% năm 1929 Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. Vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc, công nghiệp Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại
  • Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu lửa, đặc biệt là ô tô. Năm 1919 Mĩ có trên 7 triệu ô tô, đến năm 1924 là 24 triệu chiếc. Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang, 51% thép và 70% dầu hỏa của thế giới.
  • Về tài chính: Từ chỗ phải vay nợ của châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929 Mĩ nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới...
  • Với tiềm lực kinh tế đó đã giúp Mĩ khẳng định vị trí số 1 của mình và ngày càng vượt trội các đối thủ khác.

Hạn chế

  • Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 đến 80% công suất, vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra.
  • Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

2. Tình hình chính trị - xã hội

Đảng Cộng hòa nắm quyền:

  • Ngăn chặn công nhân đấu tranh. đàn áp tư tưởng “tiến bộ” trong phong trào công nhân.
  • Ở Mĩ người lao động luôn phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công, đời sống của người lao động cực khổ nên đấu tranh
  • Phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra sôi nổi
  • Tháng 5/1921 Đảng Cộng sản Mĩ thành lập (ngay trong lòng nước Mĩ,chủ nghĩa cộng sản vẫn tồn tại, đó là thực tế).

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Nhà ở của những người lao động Mĩ trong năm 20 của thế kỉ XX

II. Nước Mĩ trong những năm (1929-1939)

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ

* Nguyên nhân: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, cung vượt quá xa cầu, khủng hoảng kinh tế thừa, bắt đầu từ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29/10/1929, giá cổ phiếu sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

29/10/1929 thị trường chứng khoán New York tan vỡ

  • Nhà máy đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng theo nhau phá sản.
  • Hàng triệu người thất nghiệp
  • Nhà nước không thu được thuế.
  • Công chức, GV không được trả lương.
  • Khủng hoảng phá huỷ nghiêm trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Công nhân thất nghiệp biểu tình.

* Hậu quả

  • Năm 1932 sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929).
  • 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản.
  • 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp

2. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven cuối 1932.

Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.

* Nội dung

  • Giải quyết nạn thất nghiệp
  • Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc.
  • Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Tranh “Người khổng lồ”: người khổng lồ tượng trưng cho nhà nước hai tay nắm tất cả các ngành, các đầu mối, mạch máu kinh tế kéo lên, nhằm khôi phục và phát triển kinh tế ổn định chính trị xã hội.

* Kết luận: nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội.

* Kết quả:

  • Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.
  • Khôi phục được sản xuất.
  • Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.
  • Duy trì chế độ dân chủ tư sản.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Biểu đồ GDP của Mỹ từ 1920-1940

* Chính sách ngoại giao

  • Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện”
  • Tháng 11/1933 chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
  • Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu.
  • Bóng ma thời Đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ.

Toàn nước Mỹ u ám sau ngày Thứ ba Đen tối (29/10/1929) khi phố Wall sụp đổ, mở đầu một thập niên người Mỹ vật lộn trong thất nghiệp, nghèo đói và lạm phát

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 13

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế nước Mĩ

  1. Lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc.
  2. Bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, không thể khôi phục được.
  3. Phụ thuộc vào các nước châu Âu.
  4. Có bước phát triển nhanh chóng, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.

Câu 2. Hậu quả xã hội nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Mĩ là

  1. Nhiều chủ ngân hàng ở Mĩ bị phá sản.
  2. Sự bất công trong xã hội ngày càng tăng lên.
  3. Tình trạng phân biệt chủng tộc ngày càng trở nên sâu sắc.
  4. Hàng chục triệu người bị thất nghiệp, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.

Câu 3. Sự thiệt hại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Mĩ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là

  1. Việc cấp thẻ tín dụng trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều.
  2. 10 vạn ngân hàng, chiếm 40% tổng số ngân hàng ở Mĩ bị phá sản.
  3. Nạn đầu cơ tích trữ chứng khoán phát triển.
  4. Thu nhập quốc dân giảm 1/3.

Câu 4. Ngày 29/10/1929, được xem là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán ở Mĩ vì

  1. Chính quyền Mĩ hạn chế công dân mua chứng khoán.
  2. Đồng đôla bị phá giá.
  3. Giá một cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt đến 80% so với tháng 9.
  4. Chính quyền Mĩ ra lệnh tạm ngừng hoạt động tất cả các ngân hàng.

Câu 5. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện biện pháp

  1. Thi hành chính sách “kinh tế mới”.
  2. Thi hành“chính sách mới”.
  3. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.
  4. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa.

Câu 6. “Chính sách mới” là các chính sách, biện pháp được thực hiện trên lĩnh vực

  1. Nông nghiệp.
  2. Sản xuất hàng tiêu dùng.
  3. Kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội.
  4. Đời sống xã hội.

Câu 7. Trong chính sách mới đạo luật quan trọng nhất là

  1. Ngân hàng.
  2. Phục hưng công nghiệp.
  3. Điều chỉnh nông nghiệp.
  4. Chính trị, xã hội.

Câu 8. Chính sách đối ngoại của Chính phủ Ru-dơ-ven trong quan hệ với khu vực Mĩ latinh là

  1. Chính sách láng giềng thân thiện.
  2. Gây chiến tranh xâm lược.
  3. Can thiệp bằng vũ trang.
  4. Sử dụng đồng đô la, buộc các nước phụ thuộc vào Mĩ.

Câu 9. Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, chính sách của Mỹ là

  1. Giữ vai trò trung lập trong các cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ.
  2. Giữ vai trò tiên phong trong phong trào chống chủ nghĩa phát xít.
  3. Ủng hộ các lực lượng phát xít tấn công Liên Xô.
  4. Không bán vũ khí cho các bên tham chiến.

Câu 10. Yếu tố nào tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX?

  1. Sự suy yếu của các cường quốc châu Âu.
  2. Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  3. Cách mạng tháng Mười Nga.
  4. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven.

Câu 11. Vì sao ngay cả trong thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ, phong trào đấu tranh của công nhân vẫn diễn ra sôi nổi?

  1. Người lao động vẫn phải đối mặt với nạn thất nghiệp, bất công trong xã hội.
  2. Chính phủ Mĩ thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh.
  3. Chính phủ Mĩ quá đề cao sự phồn vinh của nền kinh tế.
  4. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Mĩ (1921).

Câu 12. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ diễn ra trầm trọng nhất năm nào?

  1. 1930.
  2. 1931.
  3. 1932.
  4. 1933.

Câu 13. Bản chất của Chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven đưa ra là gì?

  1. Hệ thống các chính sách, biện pháp đưa nước Mĩ thoát ra khủng hoảng.
  2. Sử dụng vai trò tích cực của Nhà nước giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội.
  3. Thực hiện đạo luật phục hưng công nghiệp.
  4. Giải quyết nạn thất nghiệp.

Câu 14. Đảng cộng sản Mĩ được thành lập vào thời gian nào?

  1. 5/1918.
  2. 5/1919.
  3. 5/1920.
  4. 5/1921.

Câu 15. Chính sách mới có ý nghĩa gì đối với nước Mĩ?

  1. Giải quyết được một số vấn đề cơ bản của cuộc khủng hoảng kinh tế.
  2. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong các vấn đề kinh tế - xã hội.
  3. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và phong trào đấu tranh của quần chúng.
  4. Đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng mà vẫn duy trì được chế độ dân chủ tư sản.

Câu 16. Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ ở thập niên 20 của thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?

A. Các nước tư bản trở hành con nợ của Mĩ
B. Mĩ nắm trong tay 60% dự trữ ngoại tệ của thế giới
C. Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp duy nhất của thế giới
D. Nền kinh tế Mĩ tăng trưởng cao, đặc biệt là sản xuấ ô tô, thép, dầu mỏ

Câu 17. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước Mĩ?

A. Kinh tế Mĩ chậm phát triển.
B. Kinh tế Mĩ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
C. Kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao nhất trong suốt thời gian chiến tranh.
D. Kinh tế Mĩ bị khủng hoảng nghiêm trọng.

Câu 18. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Mĩ như thế nào?

A. Bị tàn phá nặng nề.
B. Vẫn giữ được mức bình thường như trước chiến tranh.
C. Bị khủng hoảng trầm trọng.
D. Đạt mức tăng trưởng cao.

Câu 19. Kinh tế Mĩ bước vào thời kì hoàng kim nhất trong thời gian nào?

A. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
B. Trong thập niên 30 của thế ki XX.
C. Trong thập niên 40 của thế kỉ XX.
D. Trong thập niên 10 của thế kỉ XX.

Câu 20. Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ chấm dứt khi

A. Dự trữ ngoại tệ của Mĩ bị sụt giảm
B. Mĩ mất vị trí là trung tâm công nghiệp số 1 thế giới
C. Khủng hoảng kinh tế bùng nổ tháng 10 – 1929
D. Các nước tư bản vượt Mĩ, vươn lên phá triển mạnh mẽ

Đáp án

1D

2D

3B

4C

5B

6C

7C

8A

9A

10B

11A

12C

13B

14D

15D

-------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải vở bài tập Lịch sử 11, Lịch Sử 11 Nâng cao, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 11, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
2 18.549
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 11

    Xem thêm