Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 13

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 13 vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết với nhiều câu hỏi trắc nghiệm Sử 11 đa dạng giúp học sinh nắm vững nội dung trọng tâm bài học cũng như nâng cao kết quả học tập trong chương trình học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Câu 1: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ là:

A. Sự hình thành các tờ rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính hùng mạnh.

B. Đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.

C. Đế quốc cho vay nặng lãi.

D. Xuất hiện nhiều mâu thuẫn nội bộ.

Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bắt đầu từ lĩnh vực:

A. Công nghiệp nặng.

B. Tài chính ngân hàng.

C. Sản xuất hàng hoá.

D. Nông nghiệp.

Câu 3: Đảng cộng sản Mĩ được thành lập:

A. Tháng 5/1918.

B. Tháng 5/1919.

C. Tháng 5/1920.

D. Tháng 5/1921.

Câu 4: Người đã thực hiện chính sách "Kinh tế mới" và đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là:

A. Truman.

B. Ru-dơ-ven.

C. Eisenhower.

D. Hu-vơ.

Câu 5: Chính sách "Kinh tế mới" là chính sách, biện pháp thực hiện trên các lĩnh vực:

A. Nông nghiệp.

B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Kinh tế tài chính,và ca chinh trị xã hội.

D. Đời sống xã hội.

Câu 6: Đạo luật quan trọng nhất trong chính sách mới là:

A. Đạo luật ngân hàng.

B. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

D. Đạo luật chính trị xã hội.

Câu 7: Chính sách đối ngoại của chính phủ Ru-dơ-ven trong quan hệ với khu vực Mĩ la tinh là:

A. Chính sách láng giềng thân thiện.

B. Gây chiến tranh xâm lược.

C. Can thiệp bằng vũ trang.

D. Sử dụng đồng tiền đôla, buộc các nước phụ thuộc vào Mĩ.

Câu 8: Mĩ chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào:

A. Tháng 1/1917.

B. Tháng 10/1917.

C. Tháng 11/1929.

D. Tháng 11/1933.

Câu 9: Mĩ chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào:

A. Tháng 7/1995.

B. Tháng 10/2000.

C. Tháng 11/1929.

D. Tháng 10/1917.

Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng những biện pháp mà Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong cơn khủng hoảng?

A. Ban bố lệnh can thiệp khẩn cấp

B. Phục hồi sự phát triển kinh tế

C. Tạo thêm việc làm

D. Giải quyết nạn thất nghiệp

Câu 11. Để phục hồi và phát triển nền kinh tế, Chính phủ Ph.Ru-dơ-ven đã thông qua một số đạo luật, ngoại trừ

A. Đạo luật về ngân hàng

B. Đạo luật phục hưng công nghiệp

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp

D. Đạo luật phát triển du lịch- dịch vụ

Câu 12. Nội dung chủ yếu của đạo luật phục hưng công nghiệp là gì?

A. Tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ

B. Kêu gọi tư bản nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp theo những hợp đồng dài hạn

C. Cho phép phát triển tự do hóa một số ngành công nghiệp mà không cần có những hợp đồng thỏa thuận

D. Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng về thị trường tiêu thụ với chủ tư bản

Câu 13. Chính sách mới đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của nước Mĩ, ngoại trừ

A. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản

B. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế

C. Tình trạng phân biệt đối xử với người da đen và da màu, xây dựng xã hội dân chủ thực sự

D. Khôi phục sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới

Câu 14. Trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mĩ, Ph.Ru-dơ-ven trúng cử mấy nhiệm kì liên tiếp?

A. 2 nhiệm kì

B. 3 nhiệm kì

C. 4 nhiệm kì

D. 5 nhiệm kì

Câu 15. Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật về vấn đề quốc tế để làm gì?

A. Giữ vai trò trung lập giữa các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ

B. Ủng hộ các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ

C. Can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ

D. Giúp đỡ các thế lực thù địch ở bên ngoài nước Mĩ

Câu 16. Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ (1929-1933) bắt đầu từ lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Tài chính- ngân hàng

D. Thương mại- dịch vụ

Câu 17. Cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 ở Mĩ đã

A. Đe đọa nghiệm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

B. Gây ra cuộc nội chiến do Phran-cô cầm đầu.

C. Tạo điều kiện cho Mặt trận Nhân dân nên nắm quyền.

D. Giúp nhân dân hạn chế quyền lực của phát xít.

Câu 18. Chính sách Tổng thống Ru-dơ-ven đưa ra nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng 1929-1933 là

A. Chính sách mới

B. Chính sách kinh tế mới

C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước

D. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa

Câu 19. Chính sách mới là chính sách, biện pháp được thực hiện trên lĩnh vực

A. Nông nghiệp.

B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội.

D. Đời sống xã hội.

Câu 20. Đạo luật quan trọng nhất nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế là

A. Đạo luật về ngân hàng

B. Đạo luật phục hưng công nghiệp

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp

D. Cả ba đạo luật về ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp

Đáp án bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11

Câu12345678910
Đáp ánCBDBCBADAA
Câu11121314151617181920
Đáp ánDACCACAACB

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 13. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết tổng hợp gồm có 20 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án cho chúng ta thấy được tình hình nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử 11. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, Ngữ văn 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sử 11

    Xem thêm