Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 11 bài 25

Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 3 bài tập trong sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11 bài Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918). Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được những đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Câu 1 (trang 156 sgk Sử 11): Hãy nêu những đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải:

Đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  1. 1858 đến cuối thế kỉ XIX: Phạm trù (tính chất) phong kiến.
  • 1858-1884: Chống xâm lược: Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Hoàng Diệu...
  • 1885-1896: Cần Vương. Chống bình định: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng...
  • 1884 - 1913: Khởi nghĩa Yên Thế.
  1. Đầu thế kỉ XX đến 1918:
  • Xu hướng (tính chất, phạm trù) tư sản:
    • Phan Bội Châu: Xu hướng bạo động, Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang phục
    • Phan Châu Trinh: Xu hướng cải lương, phong trào Duy Tân; Đông Kinh nghĩa thục: Lương Văn Can...
  • Xu hướng vô sản: phong trào công nhân
  • Phong trào đấu tranh của binh lính người Việt và của đồng bào các dân tộc thiểu số.
  1. Hoàn cảnh thế giới:
  • Từ châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, trào lưu dân chủ tư sản tác động vào Việt Nam.
  • Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, tư tưởng cách mạng vô sản ảnh hưởng vào Việt Nam
  1. Biến đổi kinh tế xã hội ở Việt Nam: Cuộc khai thác thuộc địa lần 1, một bộ phận nông dân phá sản trở thành công nhân, xuất hiện mầm mống đầu tiên của tầng lớp tư sản dân tộc, tầng lớp tiểu tư sản ngày một đông, sĩ phu Nho học có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị...
  2. Động lực của phong trào được mở rộng so với trước: Không chỉ có nông dân mà có cả tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
  3. Lãnh đạo: Sĩ phu có nguồn gốc phong kiến, nhưng chịu ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản ở bên ngoài; nông dân, binh lính, công nhân, đồng bào dân tộc thiểu số,...
  4. Hình thức: Bên cạnh đấu tranh vũ trang có từ thời kì trước, đã xuất hiện nhiều hình thức mới như lập hội yêu nước, mở trường học, ra sách báo, biểu tình, diễn thuyết, bình văn, cải cách, duy tân, mê tín bùa chú tín ngưỡng,...
  5. Kết quả: Thất bại.

Câu 2 (trang 156 sgk Sử 11): Lập niên biểu về những sự kiện chủ yếu trong phong trào Cần Vương?

Lời giải:

Thời gian

Sự kiện

5-7-1885

Phái chủ chiến tổ chức cuộc phản công tại kinh thành Huế.

13-7-1885

Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương.

1883- 1892

Khởi nghĩa Bãi Sậy.

1886- 1887

Khởi nghĩa Ba Đình.

1885 - 1896

Khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 3 (trang 156 sgk Sử 11): Sưu tầm tài liệu và trình bày về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh?

Lời giải:

* 1890-Lớn lên trong nghèo khó

Sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lớn lên trong tình thương yêu của người cha Nguyễn Sinh Sắc, mẹ Hoàng Thị Loan, chị gái Nguyễn Thị Thanh và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm. Sinh ra trong thời kỳ đất nước lâm nguy, Nguyễn Sinh Cung thấu hiểu phần nào nỗi đau dân tộc, những mất mát mà quê hương phải gánh chịu do chiến tranh gây ra.

* 1895- Theo cha mẹ vào Huế

Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành.

* 1906- Quay lại Huế lần thứ hai

Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, Người trải qua các niên khoá 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất trong kỳ thi primaire. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.

* 1910- Rời Huế vào Phan Thiết

Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Người dạy chữ hán và chữ quốc ngữ cho học sinh lớp ba tại trường tư thục Dục Thanh. Tại đây chàng trai trẻ có cơ hội được gặp các tiền bối nhà nho yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Tuy khâm phục trước tài đức của hai vị tiền bối, song Nguyễn Tất Thành không tán thành trước cách làm của ai cả. Điều này thôi thúc người cần làm điều gì đó cho đất nước quê hương.

* 1911- Bước ngoặt lịch sử

Trước tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành nghỉ dạy và vào Sài Gòn. Tại đây, Người theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son, vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân. Sau 3 tháng học tập, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành quyết định tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây và để trở về giúp nhân dân Việt Nam.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918). Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11, Ôn thi khối C của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch Sử 11

    Xem thêm