Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 18

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 18 là tài liệu tham khảo mà VnDoc muốn gửi đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh trong quá trình tìm hiểu môn Lịch sử lớp 11 nhằm nâng cao kết quả học tập của bản thân.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Lịch sử 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945)

Câu 1. Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất

B. Cách mạng tháng Hai

C. Cách mạng tháng Mười

D. Luận cương tháng tư

Câu 2. Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại kết quả ra sao?

A. Lật đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới

B. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản

C. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời thay thế bằng chính phủ chính thức

D. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền

Câu 3. Liên Xô là cụm từ viết tắt của

A. Liên bang Xô viết

B. Liên hiệp các Xô viết

C. Liên hiệp các Xô viết xã hội chủ nghĩa

D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

Câu 4. Sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chế độ nào không còn là hệ thống duy nhất trên tg và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động?

A. Chế độ quân chủ chuyên chế

B. Chủ nghĩa tư bản

C. Chủ nghĩa đế quốc

D. Xã hội chủ nghĩa

Câu 5. Tồn tại từ năm 1919 đến năm 1943, tổ chức nào đã tiến hành 7 đại hội, đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì phát triển của cách mạng trên thế giới

A. Hội quốc liên

B. Liên hợp quốc

C. Phe Đồng minh

D. Quốc tế Cộng sản

Câu 6. Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với thế giới là

A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu

B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh

C. Nạn thất nghiệp tràn lan

D. Sản xuất đình đốn

Câu 7. Các nước đế quốc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng con đường nào?

A. Cải cách kinh tế - xã hội và trút gánh nặng sang thuộc địa

B. Cải cách kinh tế - xã hội, tăng cường bóc lột nhân dân lao động

C. Cải cách kinh tế - xã hội hoặc phát xít hóa bộ máy nhà nước

D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa

Câu 8. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập, tiến hành chạy đua vũ trang giữa Mĩ, Anh, pháp và Đức, Ialia, Nhật Bản đã báo hiệu

A. Nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa phát xít

B. Nguy cơ mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc

C. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới

D. Nguy cơ sụp đổ của chủ nghĩa tư bản

Câu 9. Đặc điểm chung của các nước Đức, Italia và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì?

A. Nền cộng hòa sụp đổ, thay bằng nền độc tài quân phiệt

B. Đảng Quốc xã nắm chính quyền

C. Diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ

D. Phát xít hoá, quân phiệt hóa chế độ, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và trở thành lò lửa chiến tranh

Câu 10. Mục tiêu nổi bật của phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản trong những năm 30 là

A. Chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh xâm lược

B. Chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh

C. Chống chủ nghĩa đế quốc và chính phủ tư sản

D. Chống chiến tranh, đói nghèo

Câu 11. Đặc điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ là

A. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng phương pháp bạo lực cách mạng

B. Đảng Quốc đại lãnh đạo bằng biện pháp hòa bình

C. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng biện pháp hòa bình

D. Đảng Quốc đại lãnh đạo bằng phương pháp bạo lực cách mạng

Câu 12. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) là gì?

A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến mới, nhiều Đảng Cộng sản ra đời

B. Phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo

C. Phong trào tư sản dân tộc suy yếu, phong trào vô sản lớn mạnh

D. Phong trào vô sản suy yếu, phong trào tư sản dân tộc lên cao

Câu 13. Lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam, Lào, Campuchia trong những năm 1930 – 1939 là

A. Các quý tộc địa phương

B. Đảng Dân tộc ở mỗi nước

C. Giai cấp tư sản dân tộc ở từng nước

D. Đảng Cộng sản Đông Dương

Câu 14. Tổ chức có vai trò tập hợp lực lượng đấu tranh phổ biến trong những năm 1936 – 1939 là

A. Mặt trận giải phóng dân tộc

B. Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh

C. Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống độc tài

D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế

Câu 15.Trong phong trào Ngũ tứ (1919) ở Trung Quốc, lần đầu tiên gc nào đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập

A. Giai cấp công nhân Trung Quốc

B. Giai cấp nông dân Trung Quốc

C. Giai cấp tư sản Trung Quốc

D. Giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc

Câu 16. Đường lối đấu tranh của M. Ganđi trong những năm 30 của thế kỉ XX là

A. Đấu tranh bạo lực, bất hợp tác với thực dân Anh

B. Đấu tranh bạo lực, hợp tác với thực dân Anh

C. Đấu tranh hòa bình, bất hợp tác với thực dân Anh

D. Đấu tranh hòa bình, hợp tác với thực dân Anh

Câu 17. Sự kiện nào tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh tg?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1918 – 1923

B. Quốc tế Cộng sản thành lập năm 1919

C. Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1929 – 1933

D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập

Câu 18. Nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhờ chính sách nào của Tổng thống Ph. Rudơven?

A. Chính sách “thắt lưng buộc bụng”

B. Chính sách mới

C. Chính sách phát xít hóa bộ máy nhà nước

D. Chính sách trung lập

Câu 19. Quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản diễn ra thông qua quá trình nào?

A. Chuyển từ chế độ dân chủ đại nghị sang chuyên chế độc tài

B. Thay thế nền dân chủ đại nghị bằng việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

C. Đảo chính lật đổ chế độ quân chủ lập hiến, thiết lập chế độ quân phiệt

D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa

Câu 20. Điểm chung của các nước giải quyết khủng hoảng bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước là

A. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nhiều nguồn tài nguyên

B. Có thị trường rộng lớn, nhiều vốn đầu tư

C. Có ít hoặc không có thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường

D. Có ít hoặc không có thuộc địa

Câu 21. Chiến tranh tg thứ hai bùng nổ do mâu thuẫn giữa

A. Các nước đế quốc với nhau

B. Các nước phát xít với các nước tư bản dân chủ

C. Các nước phát xít với Liên Xô

D. Các nước đế quốc với nhau và giữa các nước đế quốc với Liên Xô

Câu 22. Tội phạm chiến tranh, đã lôi kéo 1700 triệu người ở trên 70 nước tham gia, gây ra cái chết cho khoảng 60 triệu người và làm tàn phế 90 triệu người khác là

A. Anh, Pháp

B. Các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản

C. Mĩ

D. Phát xít Đức

Câu 23. Việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống lãnh thổ Nhật Bản là hành động

A. Cần thiết và có ý nghĩa quyết định kết thúc chiến tranh

B. Không cần thiết vì quân phiệt Nhật Bản đã liên tiếp thua trận và đứng trước sự sụp đổ

C. Góp phần kết thúc chiến tranh

D. Không cần thiết vì quân phiệt Nhật đã đầu hàng

Câu 24. Thắng lợi trong Chiến tranh tg thứ hai thuộc về

A. Chủ nghĩa phát xít

B. Chủ nghĩa cộng sản

C. Chủ nghĩa tư bản dân chủ

D. Nhân dân các dân tộc chống chủ nghĩa phát xít

Câu 25. Hệ quả quan trọng nhất của Chiến tranh tg thứ hai là

A. Dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình tg

B. Hình thành trật tự thế giới hai cực

C. Làm sụp đổ hệ thống Vécxai – Oasinhtơn

D. Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít

Câu 26. Điểm khác biệt cơ bản giữa Cách mạng tháng Hai (1217) ở Nga và, Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là gì?

A. Tính chất cách mạng.

B. Nguyên nhân bùng nổ.

C. Lực lượng tham gia.

D. Phương pháp đấu tranh.

Câu 27. Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là gi?

A. Dân chủ tư sản.

B. Cách mạng dân tộc dân chủ.

C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 28. Tác dụng to lớn nhất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với cách mạng thế giới là gì?

A. Mở đường, dẫn lối cho phong trào cách mạng thế giới phát triển.

B. Tăng cường lực lượng cho hệ thống xã hội chủ nghĩa.

C. Góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân xâm lược.

D. Tạo điều kiện cho các nước đứng lên giành độc lập dân tộc.

Câu 29. Sự kiện nào đánh dấu lịch sử thế giới bước sang một thời kì mới - thời hiện đại?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc

B. Trật tự Véc-xai- Oasinhtơn được thiết lập

C. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi

D. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1918-1923

Câu 30. Mục tiêu nổi bật của phong trào cách mạng thế giới dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì?

A. Chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh xâm lược

B. Chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh

C. Chống chủ nghĩa đế quốc và chính phủ tư sản

D. Chống chiến tranh, đói nghèo

Câu 31. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là

A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu

B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh

C. Nạn thất nghiệp tràn lan

D. Sản xuất đình đốn

Câu 32. Đâu không phải là nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1945?

A. Cuộc đối đầu giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

B. Phong trào cách mạng thế giớibước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917)

C. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhấttrên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động

D. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)bùng nổ và để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại

Câu 33. Sự kiện nào có tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1918 – 1923

B. Quốc tế Cộng sản thành lập (1919)

C. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933

D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập

Đáp án bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11

Câu12345678910111213
Đáp ánCADBDBCCDBBAD
Câu14151617181920212223242526
Đáp ánBACCBDCDBCDAA
Câu27282930313233
Đáp ánCACDBAC

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 18, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, Ngữ văn 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Đánh giá bài viết
4 5.254
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Sử 11

    Xem thêm