Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết với nhiều câu hỏi trắc nghiệm sử 11 khác nhau phục vụ quá trình dạy và học của quý thầy cô cũng như các em học sinh về tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa của Nhật Bản. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài 1 - Nhật Bản

Câu 1. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?

A. Nông nghiệp lạc hậu

B. Công nghiệp phát triển

C. Thương mại hàng hóa

D. Sản xuất quy mô lớn

Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh

C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản

D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Nền nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu

B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng

D. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa

Câu 4. Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Nhiều đảng phái ra đời

B. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì

C. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến

D. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị

Câu 5. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?

A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)

B. Samurai (võ sĩ)

C. Địa chủ vừa và nhỏ

D. Quý tộc

Câu 6. Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia

A. Phong kiến quân phiệt

B. Công nghiệp phát triển

C. Phong kiến trì trệ, bảo thủ

D. Tư bản chủ nghĩa

Câu 7. Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là

A. Thiên hoàng

B. Sôgun (Tướng quân)

C. Nữ hoàng

D. Vua

Câu 8. Đến giữa thế kỉ XIX, vị trí tối cao ở Nhật Bản thuộc về

A. Thủ tướng

B. Sôgun (Tướng quân)

C. Thiên hoàng

D. Nữ hoàng

Câu 9. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền lực thực tế ở Nhật Bản thuộc về

A. Thủ tướng

B. Sôgun (Tướng quân)

C. Thiên hoàng

D. Nữ hoàng

Câu 10. Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để ép Nhật Bản phải “ mở cửa”?

A. Đàm phán ngoại giao

B. Áp lực quân sự

C. Tấn công xâm lược

D. Phá hoại kinh tế

Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?

A. Xã hội ổn định

B. Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội

C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến

D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến

Câu 12. Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là do

A. Sự tồn tại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ

B. Áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây

C. Sự chống đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến

D. Làn sóng phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân

Câu 13: Vai trò của các công ty độc quyền ở Nhật Bản?

A. Chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị.

B. Làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội.

C. Lũng đoạn về chính trị.

D. Chi phối nền kinh tế.

Câu 14: Sau cuộc Cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng

A. Sức mạnh quân sự.

B. Sức mạnh kinh tế.

C. Truyền thống văn hóa lâu đời.

D. Sức mạnh áp chế về chính trị.

Câu 15: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?

A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 16: Nguyên nhân trực tiếp để Thiên hoàng Minh Trị quyết định thực hiện một loạt cải cách là

a. Do đề nghị của các đại thần

B. Chế độ Mạc phủ đã sụp đổ.

C. Muốn thể hiện quyền lực sau khi lên ngôi.

D. Đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Câu 17: Sự kiện nổi bật nhất năm 1889 ở Nhật Bản là

A. Chế độ Mạc phủ sụp đổ

B. Hiến pháp mới được công bố

C. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Đức vào buôn bán

D. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Nga vào buôn bán

Câu 18: Tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng trong Chính phủ mới được thiết lập ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị?

A. Tư sản

B. Nông dân

C. Thị dân

D. Quý tộc tư sản hóa

Câu 19: Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhật Bản năm 1868 là

A. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân

B. Thực hiện chính sách hòa hợp giữa các dân tộc

C. Thủ tiêu hoàn toàn chế độ người bóc lột người

D. Xác định vai trò làm chủ của nhân dân lao động

Câu 20: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Chế độ Mạc phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng

B. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng

C. Các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản

D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản

Câu 21: Nhật Bản thuộc khu vực nào của châu Á?

A. Đông Nam Á.

B. Đông Bắc Á.

C. Nam Á.

D. Tây Á.

Câu 22: Đến giữa thế kỉ XIX, xã hội Nhật Bản chứa đựng mâu thuẫn trong những lĩnh vực nào?

A. Kinh tế, chính trị, xã hội.

B. Kinh tế, văn hoá, xã hội.

C. Kinh tế, văn hoá, quân sự.

D. Kinh tế, chính trị, quân sự.

Câu 23: Trong Cải cách về chính trị của Minh Trị, giai cấp nào được đề cao?

A. Tư sản.

B. Địa chủ.

C. Quý tộc.

D. Quý tộc, tư sản.

Câu 24: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế Nhật Bản nằm trong tay của al?

A. Thiên hoàng.

B. Tư sản.

C. Tướng quân.

D. Thủ tướng.

Câu 25: Đâu là nước tư bản đầu tiên dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mĩ

Câu 26: Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia

A. Phong kiến quân phiệt

B. Công nghiệp phát triển

C. Phong kiến trì trệ, bảo thủ

D. Tư bản chủ nghĩa

Câu 27: Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là

A. Thiên hoàng

B. Sôgun (Tướng quân)

C. Nữ hoàng

D. Vua

Câu 28: Đến giữa thế kỉ XIX, vị trí tối cao ở Nhật Bản thuộc về

A. Thủ tướng

B. Sôgun (Tướng quân)

C. Thiên hoàng

D. Nữ hoàng

Câu 29: Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để ép Nhật Bản phải “mở cửa”?

A. Đàm phán ngoại giao

B. Áp lực quân sự

C. Tấn công xâm lược

D. Phá hoại kinh tế

Câu 30: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?

A. Xã hội ổn định

B. Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội

C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến

D: Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến

Câu 31: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế của Nhật Bản nằm trong tay lực lượng chính trị nào?

A. Tướng quân Sôgun

B. Thiên hoàng

C. Võ sĩ Samurai

D. Tư sản công thương

Câu 32: Đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là

A. Mâu thuẫn giữa tầng lớp Đaimyô với tầng lớp Samurai phát triển

B. Đời sống nhân dân cực khổ, phong trào đảo Mạc diễn ra

C. Mâu thuẫn giữa Thiên hoàng với chế độ Mạc phủ phát triển

D. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì

Câu 33: Quốc gia đầu tiên nào dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa?

A. Anh

B. Pháp

C. Mĩ

D. Đức

Câu 34: Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng?

A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan.

B. Anh, Pháp, Đức, Áo.

C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.

D. Anh, Pháp, Nga, Đức.

Câu 35: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm nào bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản?

A. Nông nghiệp lạc hậu.

B. Thương mại hàng hóa.

C. Công nghiêp phát triển.

D. Sản xuất quy mô lớn.

Câu 36: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã làm gì?

A. Duy trì nền quân chủ chuyên chế.

B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.

C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

Đáp án bài 1 Nhật Bản

Câu12345678910
Đáp ánACDBBCBCBB
Câu11121314151617181920
Đáp ánBAAAABBDAB
Câu21222324252627282930
Đáp ánBADCDCBCBB
Câu313233343536
Đáp ánADCDAB

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được tình hình kinh tế, đặc điểm xã hội của Nhật Bản từ đầu thế kì XIX đến năm 1868... Mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn môn Lịch Sử lớp 11. Ngoài ra để giúp bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức tài liệu học tập hơn nữa thì VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sử 11

    Xem thêm