Tập tính di cư của cá hồi như thế nào?
Tập tính di cư của cá hồi như thế nào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Tập tính di cư của cá hồi
Câu hỏi: Tập tính di cư của cá hồi như thế nào?
Lời giải:
Cá hồi có đặc trưng là loài cá ngược sông để đẻ, chúng sinh ra tại khu vực nước ngọt, di cư ra biển, sau đó quay trở lại vùng nước ngọt để sinh sản. Tuy nhiên, có nhiều con thuộc nhiều loài sống cả đời tại vùng nước ngọt. Hầu hết cá hồi tuân theo mô hình cá di cư bơi ngược dòng sông để sinh sản, giai đoạn này chúng trải qua thời kỳ ăn nhiều nhất và lớn lên trong vùng nước mặn, tuy nhiên, khi trưởng thành chúng trở lại để đẻ trứng trong các dòng suối nước ngọt bản địa để đẻ trứng và cá con phát triển qua nhiều giai đoạn khác biệt.
A. Đặc điểm sinh học của cá Hồi
Đặc điểm hình thái
Đặc điểm hình thái của cá hồi
Đây là dòng cá có kích thước lớn, chúng có thể sống được ở cả môi trường nước mặn và nước ngọt. Cân nặng của cá hồi phụ thuộc vào từng dòng, trung bình cân nặng của chúng dao động trong khoảng 10 – 70kg.
- Chiều dài của cá dao động trong khoảng 50 – 150cm.
- Cá hồi là dòng cá có tuổi thọ cao, chúng có thể sống được từ 3 đến 13 năm.
- Cá hồi có thân hình thuôn dài và tròn ở phần thân trên
- Phần đầu của cá nhỏ hơn so với tỷ lệ cơ thể của chúng.
- Phần xương đầu của cá khá mềm, miệng cá rộng, mở rộng dài ra qua khu vực mắt.
- Hàm trên của cá hồi dài hơn so với phần hàm dưới và hơi khoằm xuống.
- Mắt cá tròn và được bố trí ngay trên khu vực khóe miệng.
- Phần lưng của cá hơi cong.
- Lưng của cá hồi có 2 vây, vây thứ nhất cao và khá mềm, vây thứ 2 ở gần đuôi và rất nhỏ.
- Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn khá mềm.
- Vây đuôi xòe vuông giống với hình chổi quét bông lau.
Cá hồi có lớp da khá bóng, trên da có những đốm nhỏ trải khắp cơ thể. Phần vây lưng và toàn bộ phần lưng có màu vàng xanh đậm, ở bụng có màu trắng hồng.
Đặc điểm môi trường sống
Đặc điểm môi trường sống của cá hồi
Cá hồi vượt thác: Ban đầu khi sinh ra, cá hồi sinh sống trong môi trường nước ngọt, khi lớn lên chúng di cư ra biển để phát triển. Khi đến độ tuổi sinh sản, chúng lại quay về vùng nước ngọt để sinh sản và duy trì giống nòi. Tuy nhiên, ở một vài dòng cá hồi, chúng sống cả đời ở những vùng nước ngọt.
Đặc điểm sinh sản
Đặc điểm sinh sản ở cá hồi
Cá hồi là dòng cá di cư khi đến chu kỳ sinh sản. Cá hồi sinh sản theo hình thức đẻ trứng và chúng sẽ chết sau vài ngày hoặc vài tuần sau khi đẻ trứng.
Cá hồi thường đẻ trứng ở những vùng nước sâu, những nơi có dòng chảy mạnh để có nhiều oxy, để kích thích việc phát triển của phôi thai
Khi cá cái vừa đẻ trứng, một hoặc nhiều cá hồi đực sẽ phun tinh trùng lên để trứng được thụ tinh. Cá hồi bắt đầu bước vào chu kỳ sinh sản khi chúng đạt từ 1 – 3 năm tuổi (tùy thuộc vào từng dòng cá hồi).
B. Môi trường sống của cá hồi
Cá hồi sống ở môi trường nào là thắc mắc của nhiều người. Môi trường sinh sống ngoài tự nhiên của cá hồi đó là ở Đại Tây Dương. Ngoài ra, Thái Bình Dương cũng là môi trường sống lí tưởng cho loài cá này. Cá hồi sinh sống dọc theo các bờ biển của Bắc Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương. Biển khơi là nơi cung cấp nguồn thức ăn cho cá hồi.
Môi trường sống của cá hồi khá đặc biệt, ở cả vùng nước ngọt và nước mặn. Cá hồi sống ở biển trong thời kì trưởng thành, vì vậy bạn sẽ thường thấy cá hồi ở vùng nước mặn.
Thái Bình Dương, Đại Tây Dương là môi trường sống của loài cá này, tuy nhiên bạn có thể tìm thấy cá hồi ở cả vùng nước ngọt nữa. Vậy điều thú vị ở đây là gì?
Cá hồi là loại cá di cư, môi trường sống của loài cá này ở các vùng biển nhưng vào mùa sinh sản, cá hồi sẽ di chuyển đến vùng nước ngọt để đẻ trứng. Cá hồi con sinh ra và lớn lên ở vùng nước ngọt, sau khi trưởng thành sẽ bơi ra biển. Đến mùa sinh sản, cá hồi lại quay trở lại vùng nước ngọt để đẻ trứng, sinh sản ra thế hệ tiếp theo, cứ như vậy cá hồi thay đổi vùng nước sinh sống, từ nước ngọt sang nước mặn và ngược lại. Thực chất, cá hồi di cư do sự khác nhau của môi trường cung cấp thức ăn và môi trường sinh sản. Nguồn thức ăn cho cá hồi ở biển khơi, vùng nước mặn nhưng loài cá này lại sinh sản ở nước ngọt. Tuy nhiên, vẫn có một số loài cá hồi ngược sông quay lại vùng nước ngọt để sinh sản và vẫn sống ở vùng nước đó.
C. Ở Việt Nam, cá hồi sống ở đâu?
Cá hồi thường sinh sống ở bờ biển Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương. Đó là môi trường sống tự nhiên của loài cá này, nhưng thực tế ở nhiều nước đã có cá hồi gây nuôi. Có giá trị kinh tế cao nên cá hồi cũng đã được nuôi tại nhiều nơi ở Việt Nam. Đà Lạt, Sa Pa là những nơi có trại nuôi cá hồi nổi tiếng. Ngoài ra, cá hồi ở Việt Nam còn được nuôi ở một số tỉnh biên giới phía Bắc như Sơn La hay Điện Biên. Đó đều là những vùng có khí hậu lạnh hơn các vùng khác, thích hợp cho cá hồi sinh sống song sản lượng cá hồi của Việt Nam là không lớn.
Theo chia sẻ của cô Thu Nhã – Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm tphcm: “Cá hồi đang là một trong những thực phẩm tốt số 1 trên thế giới, đặc biệt các nước Âu Mỹ họ chỉ ăn những loại cá hồi nuôi. Lâu nay cá hồi được xem là thực phẩm quý, giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho trẻ em, bà bầu, người già”.
Môi trường sống phù hợp cho cá hồi đó là ở vùng nước lạnh, tuy nhiên khí hậu Việt Nam là khí hậu nóng ẩm. Vì thế cá hồi nuôi không có đủ điều kiện để phát triển như cá hồi ở các nước có khí hậu lạnh.
Về môi trường sống của loài cá hồi khá thú vị vì đây là loài cá di cư đặc biệt với môi trường sống thay đổi luân phiên, từ nước ngọt sang nước mặn và ngược lại.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tập tính di cư của cá hồi như thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11 và đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.