Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tập tính học ngầm ở động vật?

Tập tính học ngầm ở động vật? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Tập tính học ngầm ở động vật?

  1. Những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng
  2. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng
  3. Những điều học được một các không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải quyết vấn đề tương tự
  4. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng.

Trả lời:

Đáp án đúng: A

I. Khái niệm tập tính của động vật là gì?

Tập tính của động vật là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường biên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Nhờ đó động vật có thể thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Tập tính của động vật được chia thành 2 loại gồm: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Tập tính bẩm sinh

Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Tập tính học được

Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá sình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt được tập tính nào đó ở động vật hoàn toàn là bẩm sinh hay học được. Nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh và học được.

Ví dụ: Tập tính bắt chuột ở mèo vừa là bẩm sinh vừa là do mèo mẹ dạy cho.

II. Các loại tập tính

Dựa vào thời gian hình thành tập tính có thể phân biệt 2 loại tập tính chính là:

+ Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Ví dụ: Nhện chăng tơ, thú con bú sữa mẹ

+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

+ Tập tính hỗn hợp: bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.

Ví dụ: Mèo bắt chuột

III. Cơ sở của tập tính là phản xạ

+ Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.

+ Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi.

+ Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi..

+ Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng.

+ Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.

IV. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất.

Con người huấn luyện động vật vào các mục đích khác nhau: bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng, giải trí, săn bắn.

- Dùng thú để săn mồi (chó, chim ưng...), để chăn gia súc (chó...), dùng chó để phát hiện ma túy và bắt tội phạm.

- Sử dụng một số tập tính của gia súc trong chăn nuôi: nghe tiếng kẻng, trâu bò trở về chuồng.

- Làm bù nhìn ở ruộng để đuổi chim chóc phá hoại cây trồng.

- Dạy thú (hổ, voi, khỉ, cá sấu, cá heo, trăn, chó...) làm xiếc.

Rèn luyện tập tính ở người: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực, ăn ngủ đúng giờ, tuân thủ luật pháp và đạo đức xã hội.

V. Vì sao động vật bậc thấp đều có tập tính bẩm sinh?

Tập tính bẩm sinh là tập hợp nhiều phản xạ không điều kiện, có trung khu là các hạch thần kinh, các bộ phận thần kinh dưới vỏ não đối với hệ thần kinh ống và các tổ chức thần kinh đơn giản. Trong khi đó tập tính học được hình thành từ các phản xạ có điều kiện có trung khu là vỏ não.

Vì vậy, ở những loài động vật bậc thấp, cấu trúc thần kinh dạng lưới hoặc dạng chuỗi hạch, phản xạ cơ thể chủ yếu là phản xạ không điều kiện nên hầu hết tập tính của cơ thể chúng là tập tính bẩm sinh.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tập tính học ngầm ở động vật? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 10/12/22
    • Đậu Phộng
      Đậu Phộng

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 10/12/22
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        🖐🖐🖐🖐🖐

        Thích Phản hồi 10/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm