Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ

Chúng tôi xin giới thiệu bài Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ?

Lời giải:

Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp. Các nhiệt độ như cực tiểu và cực đại đối với quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái, xuất xứ, pha sinh trưởng, phát triển của loài cây. Trong giới hạn nhiệt độ sinh học đối với từng giống, loài cây, pha sinh trưởng và phát triển, cứ tăng nhiệt độ thêm 10o thì cường độ quang hợp tăng lên 2 - 2.5 lần.

1. Quang hợp là gì?

– Quang hợp còn được gọi với tên là quá trình quang tổng hợp. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn. Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxy từ khí cacbonic và nước.

– Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O

2. Đặc điểm của sự quan hệ giữa nhiệt độ với quang hợp

Hệ số nhiệt Q10 đối với pha sáng 1,1 – 1,4; đối với pha tối là: 2-3. Như vậy, cường độ quang hợp phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhiệt độ. Sự phụ thuộc giữa nhiệt độ và quang hợp theo chiều hướng: khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh và thường đạt cực đại ở 25 – 35°C rồi sau đó giảm mạnh đến 0.

3. Bài tập vận dụng

Câu 1. Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và nồng độ CO2.

Trả lời:

Quan hệ giữa nồng độ CO2 với quang hợp: CO2 trong không khí là nguồn cung cấp cacbon cho quang hợp. Nồng độ CO2 trong không khí quyết định cường độ của quá trình quang hợp.

- Điểm bù CO2: nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

- Điểm bão hòa CO2: nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất. Nồng độ CO2 trong không khí (0,03%) là thích hợp với quá trình quang hợp.

Tuy nhiên, trong thực tế có thể đưa nồng độ CO2 đến 0,1% để tăng cường độ quang hợp lên nhiều lần.

Câu 2. Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ?

Lời giải:

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối của quang hợp.

- Nhiệt độ cực đại hay cực tiểu đều làm ngừng quang hợp. Các nhiệt độ như cực tiểu và cực đại đối với quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái, xuất xứ, pha sinh trưởng, phát triển của loài cây.

- Trong giới hạn nhiệt độ sinh học đối với từng giống, loài cây pha sinh trưởng và phát triển, cứ tăng nhiệt độ thêm 10o thì cường độ quang hợp tăng lên từ 2 - 2,5 lần.

Câu 3. Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp

Lời giải:

- Ion khoáng ảnh hưởng nhiều đến mặt quang hợp như:

+ N, P, S tham gia cấu thành enzim quang hợp.

+ Mg, N tham gia cấu thành phân tử diệp lục.

+ Mn, Cl liên quan đến quang phân li nước.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 18
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẹo Ngọt
    Kẹo Ngọt

    😚😚😚😚😚😚

    Thích Phản hồi 11/12/22
    • Friv ッ
      Friv ッ

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 11/12/22
      • Sói già
        Sói già

        🥰🥰🥰🥰🥰

        Thích Phản hồi 11/12/22

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm