Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nguyên tố Magie là thành phần cấu tạo của

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Nguyên tố Magie là thành phần cấu tạo của được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nguyên tố Magie là thành phần cấu tạo của?

  1. axit nuclêic.
  2. màng của lục lạp.
  3. diệp lục.
  4. prôtêin.

Lời giải:

Đáp án đúng: C. diệp lục.

Giải thích: Vai trò magie

- Là trung tâm của nhân pocpirin, là thành phần cấu tạo diệp lục

+ Diệp lục a

+ Diệp lục b

- Hoạt hóa enzim

1. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây trong cây trồng

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu:

- Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

- Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác

- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

- Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên, chỉ có 17 nguyên tố C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của mọi loài cây.

- Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được phân thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, dựa vào hàm lượng của chúng trong mô thực vật

+ Nguyên tố đại lượng (chiếm > 100mg/1kg chất khô của cây) gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

+ Nguyên tố vi lượng (chiếm < 100mg/1kg chất khô của cây) chủ yếu là Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.

2. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây trong cây trồng

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong đời sống thực vật :

- Tham gia vào các thành phần cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan

- Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây:

+ Thay đổi các đặc tính lý hóa của các chất keo nguyên sinh

+ Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất

+ Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây

- Tăng tính chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của môi trường.

3. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây trong cây trồng

3.1. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây

- Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hòa tan (dạng ion). Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan.

3.2. Phân bón cho cây trồng

- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước.

Ví dụ: Nếu Mg nhiều trong rau thì động vật ăn rau có thể bị ngộ độc, người ăn rau bị bệnh gút (bệnh thống phong).

4. Một số nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng

4.1 N (Đạm)

Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây, đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng mạnh, rất cần cho các loại cây ăn lá. Đạm là thành phần chính tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, cành lá, làm lá có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất.

- Khi thiếu N, cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục không hình thành, lá chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, hoạt động quang hợp và tích lũy giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới suy giảm năng suất.

- Thừa N sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công. Ngoài ra sự dư thừa N trong sản phẩm cây trồng (đặc biệt là rau xanh) còn gây tác hại lớn tới sức khỏe con người. Nếu N dư thừa ở dạng NO3- thì khi vào dạ dày, chúng sẽ vào ruột non và mạch máu, sẽ chuyển hemoglobin (của máu) thành dạng met-hemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy của tế bào. Còn nếu ở dạng NO2- chúng sẽ kết hợp với axit amin thứ cấp tạo thành chất Nitrosamine - là một chất gây ung thư rất mạnh.

4.2 P (Lân)

Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần của nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành các bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzym, các protein, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển bộ rễ, làm rễ ăn sâu vào trong đất và lan rộng ra chung quanh làm cho cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây chống chịu hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi, chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại… Lân cần cho tất cả các loại cây trồng nhưng rõ rệt nhất là với cây họ đậu vì ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quá trình sống của cây, chúng còn thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.

- Khi thiếu Lân, lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong. Cây lúa thiếu P làm lá nhỏ, hẹp, đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép. Cây ngô thiếu P sinh trưởng chậm, lá có màu lục rồi chuyển màu huyết dụ.

- Thừa lân không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại nguyên tố linh động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non.

4.3 K (Kali)

Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất trong cây. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không thuận lợi từ bên ngoài, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều, lá ra nhiều. Kali làm cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng cường khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất cho cây. Kali làm tăng lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản quả. Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng lượng đường trong mía. Kali cần thiết cho mọi loại cây trồng, nhưng quan trọng nhất đối với nhóm cây chứa nhiều đường hay tinh bột như lúa, ngô, mía, khoai tây... Bón K sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng N và P.

- Biểu hiện rất rõ khi thiếu K là lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và khô. Cây lúa thiếu K sinh trưởng kém, trổ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng, mép lá về phía đỉnh biến vàng. Ngô thiếu K làm đốt ngắn, mép lá nhạt dần sau chuyển màu huyết dụ, lá có gợn sóng. Điều đặc biệt là K có vai trò quan trọng trong việc tạo lập tính chống chịu của cây trồng với điều kiện bất thuận (hạn, rét) cũng như tính kháng sâu bệnh, vì vậy nếu thiếu K sẽ làm những chức năng này suy giảm đi.

5. Bài tập

Câu 1: Các nguyên tố đại lượng (đa lượng) gồm

  1. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.
  2. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
  3. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.
  4. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.

Câu 2: Vai trò của phôtpho đối với thực vật là

  1. thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.
  2. thành phần của prôtêin, axít nuclêic.
  3. chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
  4. thành phần của axit nuclêôtic, ATP,…

Câu 3: Vai trò của kali đối với thực vật là

  1. thành phần của prôtêin và axít nuclêic.
  2. chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào.
  3. thành phần của axit nuclêôtit, cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
  4. thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.

Câu 4: Các nguyên tố vi lượng gồm

  1. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.
  2. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
  3. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.
  4. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.

Câu 5: Nguyên tố nào sau đây là thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzim, khi thiếu nó lá có màu vàng?

  1. Nitơ.
  2. Magiê.
  3. Clo.
  4. Sắt.

Câu 6: Cho các nguyên tố: Nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đa lượng là

  1. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt.
  2. Nitơ, kali, photpho và kẽm.
  3. Nitơ, photpho, kali, canxi và đồng.
  4. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi.

Lời giải:

- Các nguyên tố đa lượng là: Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi.

- Các nguyên tố vi lượng là: sắt, đồng, coban, kẽm

Đáp án đúng là: D Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nguyên tố Magie là thành phần cấu tạo của. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ma Kết
    Ma Kết

    🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 06/12/22
    • Lanh chanh
      Lanh chanh

      🖐🖐🖐🖐🖐

      Thích Phản hồi 06/12/22
      • Thần Rừng
        Thần Rừng

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 06/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm