Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

So sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây

So sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: So sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây?

Lời giải:

Mạch gỗ

Mạch rây

Cấu tạo

- Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.
- Cấu tạo về hình thái:

+ Quản bào là các tế bào dài hình con chỉ suốt, xếp thành hàng thẳng đứng và gối đầu lên nhau

+ Tế bào mạch ống: chỉ có ở thực vật hạt kín và một số hạt trần, là các tế bào ngắn, có vách 2 đầu đục lỗ

- Đặc điểm cấu tạo:

+ Tế bào không có màng và bào quan tạo nên các tế bào rỗng → làm cho lực cản dòng chất thấp.

+ Vách thứ cấp được linhin hóa bền vững chắc và chịu nước → giúp chịu được áp suất nước.

+ Vách sơ cấp mỏng và thủng lỗ → giúp dòng chất được vận chuyển qua các tế bào

+ Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.

- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống dây và tế bào kèm.
- Cấu tạo về hình thái:

+ Tế bào ống rây: là các tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển các chất với đặc điểm không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh còn lại là các sợi mảnh. Nhiệm vụ: tham gia trực tiếp vận chuyển dịch mạch rây

+ Tế bào kèm: là các tế bào nằm cạnh tế bào ống rây với đặc điêm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ. Nhiệm vụ: cung cấp năng lượng cho các tế bào ống rây

Thành phần dịch

- Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (axit amin, amit, vitamin…)

- Dịch mạch rây gồm:

+ Đường saccarôzơ (95%), các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, ATP…

+ Một số ion khoáng sử dụng lại, nhiều K+ làm cho mạch rây có pH từ 8.0-8.5.

Động lực

- Có sự phối hợp của 3 lực đó là: Lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám với thành mạch gỗ.

- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả…)
- Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp

1. Các dòng vận chuyển vật chất trong cây

Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:

- Dòng mạch gỗ (còn gọi là Xilem hay dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây. Đặc điểm: vận chuyển ngược chiều trọng lực và có lực cản thấp.

- Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K+, Mg2+… từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả… Đặc điểm: vận chuyển xuôi theo chiều trọng lực và có lực cản.

2. Mối quan hệ giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây

- Dòng mạch gỗ và dòng mạch rây là 2 con đường dẫn truyền các chất không hoàn toàn độc lập trong cây.

- Nước có thể từ mạch gỗ sang mạch rây và từ mạch rây sang mạch gỗ theo con đường vận chuyển ngang

3. Bài tập

Câu 1. Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ đến lá.

Hướng dẫn

- Mạch gỗ gồm các tế bào quản bào và mạch ống đều là các tế bào chết, rỗng, không có màng và không có bào quan → không hình thành lực cản dòng vận chuyển và không hao tổn năng lượng trong quá trình vận chuyển.

- Thành tế bào được linhin hóa bền vững → chịu được áp lực của nước trong vận chuyển

- Cách sắp xếp hợp lý giúp dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá:

+ Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên đến tận các tế bào nhu mô của lá, tạo thuận lợi cho dòng vận chuyển nhựa nguyên di chuyển bên trong.

+ Các ống xếp sít nhau cùng loại (quản bào – quản bào, mạch ống – mạch ống) hay khác loại (quản bào – mạch ống) theo cách lỗ bên của một ống sít khớp với lỗ bên của ống bên cạnh, đảm bảo cho dòng vận chuyển bên trong được liên tục nếu một số ống nào đó bị hư hỏng hay bị tắc và cũng là con đường cho dòng vận chuyển ngang.

Câu 2. Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển từ rễ lên lá?

Hướng dẫn

- Động lực giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển từ rễ lên lá là:

+ Áp suất rễ (động lực đầu dưới),

+ Lực hút do sự thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên)

+ Lực liên kết giữa phân tử nước với nhau và giữa phân tử nước với vách mạch gỗ.

Câu 3. Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ có thể tiếp tục đi lên đư c không? Vì sao?

Hướng dẫn

- Nếu 1 ống mạch gỗ bị tắc, dòng vận chuyển vẫn tiếp tục đi lên được bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên ống bên cạnh và tiếp tục đi lên.

Câu 4. Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?

Hướng dẫn

- Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả…).

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu So sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 09/12/22
    • Khang Anh
      Khang Anh

      🤗🤗🤗🤗🤗

      Thích Phản hồi 09/12/22
      • Nguyễn Sumi
        Nguyễn Sumi

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 09/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm