Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần với một lượng rất nhỏ đối với thực vật

Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần với một lượng rất nhỏ đối với thực vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật

Câu hỏi: Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì

  1. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
  2. chức năng chính của chúng là hoạt hóa các enzim.
  3. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.
  4. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.

Lời giải

Đáp án đúng: B. chức năng chính của chúng là hoạt hóa các enzim.

Giải thích:

Vì các nguyên tố vi lượng chỉ có vai trò là thành phần cấu tạo của các enzim → tham gia hoạt hóa, xúc tác các phản ứng trong quá trình trao đổi chất. Không tham gia vào cấu tạo nên các bào quan của tế bào như các nguyên tố đại lượng.Mặt khác, một vài nguyên tố vi lượng là kim loại nặng, nếu hàm lượng cao trong tế bào → có thể gây độc, gây bệnh cho cây.

Để cây trồng phát triển tốt thì cây trồng cần được cung cấp đầy đủ các chất từ đa lượng, trung lượng và vi lượng. Mặc dù một số chất vi lượng cần rất ít nhưng đôi khi lại rất quan trọng đối với cây trồng. Nếu thiếu hoặc thừa chất vi lượng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cây trồng. Vì thế việc bón phân vi lượng cho cây trồng là rất thiết. Vậy, sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu phân vi lượng là phân gì? để sử dụng phù hợp cho cây trồng.

1. Phân vi lượng là gì?

Phân vi lượng là hỗn hợp các chất hóa học nhằm cung cấp các loại nguyên tố vi lượng cho cây như kẽm, đồng, Clo, sắt, Mangan,… Nếu thừa hoặc thiếu vi lượng có thể làm cho cây còi cọc, chậm phát triển hoặc nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, sức khoẻ con người. Một số nguyên tố vi lượng còn tạo ra các mùi vị đặc trưng của cây trồng đó.

2. Tác dụng của những loại phân vi lượng đối với cây trồng

Đối với cây trồng vi lượng là thành phần cấu tạo nên các enzym có lợi cho cây trồng. Enzym là chất xúc tác sinh học đặc biệt của vật thể sống. Nhờ có enzym cây trồng mới có thể đơm hoa, kết trái một cách ổn định. Enzym hay chính chất cấu tạo nên chúng là vi lượng giúp cây trồng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Đất thiếu phân vi lượng sẽ làm năng suất và chất lượng thuyên giảm rõ rệt hằng năm.

2.1 Sắt (Fe)

– Sắt rất quan trọng việc hình thành diệp lục, qua đó có vai trò trong việc cung cấp oxi cho cây trồng.

– Khi cây thiếu sắt: lá cây sẽ có màu xanh nhợt nhạt (bạc lá), đặc biệt giữa gân lá màu xanh và khoảng giữa màu vàng. Dễ quan sát nhất là các lá non, vào thời kỳ đỉnh sinh trưởng của cây trồng.

– Khi bệnh nặng, toàn bộ cây biến thành màu vàng cho tới trắng lợt. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già.

- Nguyên nhân:

+ Mất cân bằng với các chất khác như Molipden (Mo), Đồng(Cu) hay Mangan(Mn) trong quá trình bón phân (ví dụ khi bón Lân).

+ Do pH trong đất (giá thể), hàm lượng carbonat cao

+ Do di truyền của cây

+ Do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.

2.2 Mangan (Mn)

– Mangan tham gia oxy hóa – khử trong hệ thống electron và thải O2 trong quá trình quang hợp. Nó có vai trò hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp.

– Mangan cần thiết trong sự hình thành và ổn định lục lạp, tổng hợp protein, khử nitrat thành NH4 trong tế bào, tham gia chu trình axit tricarboxylic.

– Mangan cũng không được tái sử dụng trong cây nên hiện tượng thiếu sẽ bắt đầu từ những lá non, với màu vàng giữa những gân lá, và đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen.

– Biểu hiện của cây trồng khi thiếu mangan là xuất hiện những vùng hơi xám gần gốc các lá non hơn và trở thành vàng nhạt đến vàng da cam.

- Nguyên nhân:

+ Hiện tượng thiếu Mangan thường xảy ra ở những chân đất giàu hữu cơ, hay trên những đất trung tính hoặc hơi kiềm và có hàm lượng Mangan thấp. Mặc dù hiện tượng thiếu Mangan thường đi với đất có pH cao, nhưng nó cũng có thể gây ra bởi sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt.

+ Hiện tượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giàu hữu cơ, úng nước. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo.

2.3 Kẽm (Zn)

– Zn cần cho nhiều chức năng hóa sinh cơ bản như: tổng hợp cytochrom và nucleotit, trao đổi auxin, tạo diệp lục, hoạt hóa men và duy trì độ bền vững của tế bào.

– Kẽm tích lũy ở trong rễ nhưng cũng có thể di chuyển từ rễ đến các bộ phận khác phát triển trong cây. Rất nhiều cây trồng có phản ứng tích cực với Zn, nhất là trên đất được bón phân lân liên tục.

– Triệu chứng thiếu Zn thường thấy ở trên lá non và lá bánh tẻ.

– Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ, xoăn và biến dạng. Biểu hiện thiếu kẽm có thể là: lá non chuyển sang trắng hoặc vàng sáng…

Nguyên nhân: Bón phân không cân đối.

2.4 Đồng (Cu)

– Đồng cần thiết cho sự hình thành diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của chúng.

– Đồng đóng vai trò then chốt trong một số quá trình như: trao đổi đạm, protein, hoocmon, trong quá trình quang hợp và hô hấp, hình thành hạt phấn và thụ tinh.

– Những biểu hiện thiếu đồng của cây trồng: lá rủ xuống và có màu xanh, chuyển sang quầng màu da trời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được.

Nguyên nhân: Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lầy, ruộng lầy thụt. Cây trồng thiếu đồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả.

2.5 Bo (B)

– Bo cần thiết cho sự nảy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống.

– Bo tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hormon, trao đổi N, nước và chất khoáng khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của Bo là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng và quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.

– Khi thiếu Bo: cây đang mọc bị chết, kết cấu của lá dày đôi khi cong lên và trở nên giòn, hoa không hình thành và dễ bị còi cọc, có những đốm thẫm màu trên phần dày nhất của rễ hoặc bị nứt ở phía giữa.

Nguyên nhân: Bón phân không cân đối, phân bón không có đủ vi lượng cần thiết.

2.6 Molypden (Mo)

– Molypden cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat. Loại men này khử Nitrat thành Ammonium trong cây.

– Molypden rất cần cho các vi sinh vật cố định Nitơ tự do cũng như vi sinh vật cố định Nitơ cộng sinh.

– Sự thiếu hụt Mo có thể gây ra triệu chứng thiếu đạm trong các cây họ đậu như đậu tương, cỏ alfalfa, vì vi sinh vật đất phải có Molypden để cố định Nitơ từ không khí. Molypden trở nên hữu dụng nhiều khi pH tăng, điều đó ngược lại với đa số vi lượng khác.

– Biểu hiện của cây trồng khi thiếu Mo: những lá dưới có đốm úa vàng giữa các gân lá, tiếp đó là hoại tử mép lá và lá bị gập nếp. Đối với súp lơ thì các mô lá bị héo, chỉ còn lại gân giữa của lá và vài mẩu phiến lá nhỏ.

* Nguyên nhân: Thiếu Mo thường xảy ra ở nơi đất trồng chua. Đất nhẹ thường dễ bị thiếu Mo hơn so với đất nặng.

2.7 Clo (Cl)

– Clo là nguyên tố vi lượng quan trọng cho cây trồng.

– Clo tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây. Cụ thể là tham gia bẻ gãy phân tử nước với sự hiện hữu của ánh sáng mặt trời và hoạt hóa một số hệ thống men.

– Nó cũng tham gia vào quá trình vận chuyển một số chất như Canxi, Magie, Kali ở trong cây, điều hòa hoạt động của những tế bào bảo vệ khí khổng, do đó kiểm soát được sự bốc thoát hơi nước…

3. Bón phân vi lượng đúng cách

Cách bón phân nói chung và cách bón phân vi lượng nói riêng rất quan trọng quyết định hiệu quả của phân. Bón thừa hay thiếu đều ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng cây trồng. Vậy làm sao để bón phân vi lượng đúng cách?

Có 3 cách bón phân vi lượng:

– Bón thẳng vào đất.

– Trộn lẫn với phân bón hoặc ngâm với hạt giống, hồ rễ.

– Bón bằng cách phun lên lá.

Tùy vào từng loại cây trồng, loại đất và điều kiện hiện tại như thời tiết, vụ mùa… mà chúng ta lựa chọn cách bón phân khác nhau.

Cần lưu ý rằng khi bón cho cây ăn quả lâu năm, nên sử dụng phân vi lượng 2 năm liền rồi dừng 1 – 2 năm trước khi sử dụng lại. Còn đối với cây hằng năm thì có thể sử dụng thường xuyên đến khi cung cấp đủ cho cây.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần với một lượng rất nhỏ đối với thực vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Anh da đen
    Anh da đen

    😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 10/12/22
    • Đậu Phộng
      Đậu Phộng

      😍😍😍😍

      Thích Phản hồi 10/12/22
      • Gấu chó
        Gấu chó

        😋😋😋😋😋

        Thích Phản hồi 10/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm