Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ

VnDoc xin giới thiệu bài Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ?

  1. Động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch
  2. Tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch
  3. Động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch
  4. Mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch

Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch

I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

Cấu tạo chung

- Hệ tuần hoàn được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận sau đây:

+ Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô. Chính là công cụ để vận chuyển hormone, chất dinh dưỡng, oxy, kháng thể,… để làm cho tất cả các cơ quan khỏe mạnh, như vậy làm cơ thể khỏe và phát triển tốt hơn.

+ Tim: là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu. Đây là cơ quan nằm tại trung tâm vùng ngực, kích thước như bàn tay người trưởng thành nắm vào nhau. Do lực bơm từ tim ổn định, vì vậy hệ tuần tuần có thể hoạt động được ở bất kỳ lúc nào.

- Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch (là nơi mang mau máu chứa oxy đi từ tim đến khắp mọi nơi trên cơ thể), hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch (mang máu khử đi oxy đến phổi, là nơi sẽ nhận oxy vào).

Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn

- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể. Lực giúp đẩy máu tuần hoàn liên tục và luôn đi theo 1 chiều trong mạch nhờ một lực tạo ra từ tim, khi tim co lại. Huyết áp trong tĩnh mạch cực nhỏ nhưng máu vẫn dễ dàng di chuyển qua tĩnh mạch và trở về tim, điều này là do các yếu tố như:

+ Tạo sức đẩy nhờ sự co bóp của cơ bắp qua thành mạch máu

+ Khi cơ thể hít vào sẽ tạo ra sức hút của lồng ngực

+ Sức hút từ tâm nhĩ lúc bị giãn.

+ Phần tĩnh mạch di chuyển từ dưới cơ thể vào tim, máu lúc này sẽ chảy ngược chiều, nhờ có các van nên máu sẽ không bị chảy ngược xuống.

II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

- Động vật đơn bào và động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

- Ở động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể dẫn đến các động vật đó có hệ tuần hoàn.

- Hệ tuần hoàn ở động vật có các dạng sau:

Hệ tuần hoàn hở

- Hệ tuần hoàn hở là một dạng của hệ tuần hoàn.Gọi là “hở” vì máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn. Máu được tim bơm vào một khoang chính gọi là “khoang cơ thể” bao xung quanh các cơ quan, cho phép các mô trao đổi chất trực tiếp với máu. Sau đó máu quay lại tim bằng hệ thống mạch góp. Hệ thống này chỉ thích hợp với các động vật nhỏ như động vật chân khớp hoặc thân mềm.

- Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm:

+ Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

Hệ tuần hoàn kín

- Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống. Hệ thống tuần hoàn kín là hệ thống tuần hoàn ở đó máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch máu. Trong hệ tuần hoàn này, máu được lưu thông dưới áp lực cao, và do đó, tốc độ chảy của máu sẽ nhanh hơn. Các tế bào của mô không tiếp xúc trực tiếp với máu nhưng tắm trong dịch mô. Dịch mô được hình thành từ máu nhờ quá trình lọc qua thành mao mạch.

- Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm:

+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

+ Hệ tuần hoàn kín của động vật có xương sống là hệ tuần hoàn đơn hoặc hệ tuần hoàn kép. Hệ tuần hoàn đơn có ở cá. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Bảng so sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép:

Đặc điểm so sánh

Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

Đại diện

Lớp Cá

Lớp Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú

Cấu tạo của tim

Tim 2 ngăn

Tim 3 ngăn hoặc 4 ngăn

Số vòng tuần hoàn

Chỉ có 1 vòng tuần hoàn

Có 2 vòng tuần hoàn

Máu đi nuôi cơ thể

Đỏ thẫm

Máu pha hoặc máu đỏ tươi

Tốc độ của máu trong động mạch

Máu chảy với áp lực tế bào

Máu chảy với áp lực cao

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 11/12/22
    • Hai lúa
      Hai lúa

      🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 11/12/22
      • Phúc Huy
        Phúc Huy

        🙀🙀🙀🙀🙀🙀🙀

        Thích Phản hồi 11/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm