Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở

Chúng tôi xin giới thiệu bài Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở?

  1. Màng trước xináp
  2. Khe xináp
  3. Chùy xináp
  4. Màng sau xináp

Trả lời :

Đáp án: D. Màng sau xináp

Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở màng sau xináp.

I. Xinap là gì?

Xinap là được hiểu là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh này với tế bào thần kinh kia, hoặc giữa tế bào thần kinh với những tế bào ở khu vực khác như tế bào cơ hay tế bào tuyến. Chính vì thế, cấu tạo của xinap rất mỏng và nhỏ.

II. Phân loại xinap

Dựa vào loại tế bào tiếp xúc, ta có 3 loại xinap:

+ Xinap thần kinh – thần kinh: đây là xinap tiếp xúc giữa 2 tế bào thân kinh

+ Xinap thần kinh – cơ: đây là loại xinap nằm giữa tế bào thần kinh và tế bào cơ

+ Xinap thần kinh – tuyến: tương tự vậy, đây là xinap nằm giữa tế bào thần kinh và tế bào tuyến.

Dựa vào nhân tố dẫn truyền xung thần kinh qua xinap, ta có 2 loại:

+ Xinap điện

+ Xinap hóa học

III. Cấu tạo của xinap

Là bộ phận nằm giữa 2 tế bào, cấu tạo của xinap tương đối đơn giản. Cụ thể, xinap được cấu tạo từ 3 phần, đó là: chùy xinap, khe xinap và cuối cùng là màng sau xinap.

Trong đó, chùy xinap là bộ phận chứa màng trước và chất trung gian hóa học, bao gồm axetylcolin và noradrenanin, màng sau xinap chứa các enzym và thụ thể tiếp nhận các chất trung gian hóa học. Cuối cùng là khe xinap, đây là bộ phận nằm giữa màng trước và màng sau của xinap.

III. Quá trình truyền tin qua xinap

Quá trình truyền tin qua xináp gồm 3 giai đoạn:

- Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp và làm Ca2+Ca2+ đi vào trong chùy xináp.

- Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp đến màng sau.

- Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp.

Vậy quá trình truyền tin này có đặc điểm gì?

+ Thứ nhất, quá trình truyền tin qua xinap có tốc độ lan truyền chậm do phải trải qua nhiều giai đoạn và nhiều môi trường.

+ Thứ hai, các thông tin chỉ được truyền qua xinap khi có các chất trung gian hóa học.

+ Cuối cùng, quá trình truyền tin qua xinap chỉ có thể thực hiện một chiều, từ màng trước qua màng sau của xinap.

IV. Vai trò của Xinap trong trí nhớ

Do sự "tích tụ" nói trên, xynap đóng vai trò nhất định trong sự hình thành trí nhớ. Khi các chất dẫn truyền kích hoạt các thụ thể tương thích ở khe xynap, thì kết nối giữa hai tế bào thần kinh được tăng cường; và khi nhiều tế bào thần kinh cùng hoạt động thì dẫn đến quá trình gọi là điện thế hóa dài hạn (long-term potentiation, viết tắt: LTP). Nghĩa là nơron sau xynap có thể điều chỉnh cả chức năng và số lượng thụ thể của nó. Những thay đổi tín hiệu sau xynap này thường liên quan đến thụ thể N-methyl-d-aspartic acid receptor (NMDAR) tác động tới LTP và có thể ảnh hưởng tới trầm cảm do dòng Ca++ vào.

Các "mối nối" thần kinh này là vô cùng quan trọng trong hoạt động của cơ thể động vật.

+ Trước hết xynap cho phép truyền tín hiệu là xung thần kinh đến các tế bào khác rất xa nó trong cơ thể, mà không bắt buộc sợi thần kinh phải thật dài.

+ Sau đó, xynap cho phép truyền tín hiệu là xung thần kinh đến thậm chí từng các tế bào đích riêng biệt để gây ra phản ứng chính xác.

+ Tương đối mới đây, các nhà nghiên cứu còn khẳng định xynap đóng một vai trò trong sự hình thành trí nhớ của con người.

+ Ngoài ra, các xynap còn đóng vai trò thiết yếu trong quá trình xử lý thông tin, chứ không như một "mối nối" hay một "công-tắc" đơn giản.

V. Trả lời một số câu hỏi về xinap và quá trình truyền tin của xinap

Câu 1: Trong quá trình truyền tin qua xinap, chất trung gian hoá học có vai trò thế nào?

Trả lời: Chất trung gian hoá học có vai trò làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap khi đi qua khe xinap. Đồng thời, chúng cũng làm xuất hiện xung thần kinh lan truyền đi tiếp. Enzim có ở màng sau xinap sẽ có trách nhiệm thuỷ phân axetylconin thành axetat và côlin. Sau đó, hai chất này sẽ quay trở lại chùy xinap và được tái tổng hợp lại thành axetylconin cho những giai đoạn truyền tin tiếp theo.

Câu 2: Hiện tượng chậm xinap là gì?

Trả lời: khi số lượng kích thích đến màng trước xinap quá nhiều cùng lúc có thể khiến cho cho các túi chứa chất trung gian hoá học bị vỡ ra và vì thế sẽ không kịp tái tạo lại ở màng trước. Điều này dẫn đến các xung thần kinh không thể truyền đi tiếp đến màng sau theo đúng quy trình, hiện tượng này gọi là hiện tượng chậm xinap.

Câu 3: Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ từ màng trước đến màng sau?

Trả lời: thông tin truyền qua xinap chỉ đi theo được một chiều vì màng sau không có các chất trung gian hoá học là exetylconin để đi về phía màng trước. Đồng thời, màng trước cũng không có các thụ thể để tiếp nhận chất trung gian hoá học. Vì thế, thông tin không thể đi từ màng sau ra màng trước.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hươu Con
    Hươu Con

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 11/12/22
    • Phan Thị Nương
      Phan Thị Nương

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 11/12/22
      • Phạm Ba
        Phạm Ba

        ✌✌✌✌✌✌

        Thích Phản hồi 11/12/22

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm