Tập tính quen nhờn là gì?
Tập tính quen nhờn là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Tập tính quen nhờn
Câu hỏi: Tập tính quen nhờn là gì?
- Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.
- Tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm gì.
- Tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì.
- Tập tính động vật không trảlời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.
1. Tập tính của động vật là gì?
- Tập tính là một khái niệm phức tạp, có thể hiểu là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
- Ở dạng đơn giản nhất, tập tính có thể là một chuỗi sự co cơ, được thực hiện khi có những kích thích, như là trong trường hợp của một phản xạ.
- Ở một thái cực khác, tập tính được tìm thấy những hoạt động vô cùng phức tạp, như một số loài chim di cư từ bên này sang bên kia bán cầu (tập tính di cư); hay khi một con chim bị nhốt trong lồng, ở trong phòng thiếu cửa sổ, ánh sáng không đổi, nó sẽ cố gắng hết sức để trốn thoát và luôn chuyển động về hướng nam ở thời gian thích hợp, hoàn toàn không có các ám hiệu từ bên ngoài. Tập tính bao gồm cả sự tột cùng này và cho nhiều hoạt động khác giữa và trong sự phức tạp.
- Tập tính bao gồm tất cả các loại hoạt động mà động vật thực hiện như sự di chuyển, chải lông, sinh sản, chăm sóc con non, truyền thông (kêu, hót)...
- Tập tính có thể bao gồm một phản ứng riêng đối với một kích thích hay một thay đổi sinh lý, nhưng cũng có thể bao gồm hai phản ứng với hoạt động khác. Và cũng được gọi nó là tập tính, khi động vật ở trong bầy đàn hay một sự phối hợp tụ tập các hoạt động của chúng hay hoàn thành sự tiêu khiển với con khác.
2. Các loại tập tính
Dựa vào nguồn gốc, tập tính được phân chia thành hai loại: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
+ Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.
+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua hoạt động và rút kinh nghiệm.
3. Các hình thức học tập chủ yếu của động vật
Các hình thức học tập chủ yếu của động vật bao gồm:
+ Quen nhờn (đơn giản nhất)
+ In vết
+ Điều kiện hóa
+ Học ngầm
+ Học khôn (chỉ có ở động vật Linh trưởng)
4. Cơ sở của tập tính
Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi.
Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi..
Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng.
Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.
5. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật
5.1. Tập tính kiếm ăn
– Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi.
– Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp.
5.2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
– Dùng chất tiết, phân hay nước tiểu đánh dấu lãnh thổ. Chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập.
– Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản
5.3. Tập tính sinh sản
– Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra..) và môi trường trong (hoocmôn sinh dục).
– Ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non.
– Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.
5.4. Tập tính di cư
– Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường. Cá định hướng nhờ thành phần hóa học và hướng dòng chảy.
– Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.
5.5. Tập tính xã hội
– Tập tính thứ bậc: Duy trì trật tự trong đàn, tăng cường truyền tính trạng tốt của con đầu đàn cho thế hệ sau.
– Tập tính vị tha: Giúp nhau kiếm ăn, tự vệ. Duy trì sự tồn tại của cả đàn.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tập tính quen nhờn là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11 và đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.