Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vi khuẩn phản nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa

Vi khuẩn phản nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.Vi khuẩn phản nitrat hóa

Câu hỏi: Vi khuẩn phản nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa

  1. NH4+t hành NO3-
  2. N2 thành NH3
  3. NO3- thành N2
  4. NH3 thành NH4+

Giải chi tiết:

Vi khuẩn phản nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa NO3- thành N2 làm mất nitơ trong đất. Chọn C

I. Nguồn cung cấp Nitơ tự nhiên cho cây

Nitơ là một trong những nguyên tố phổ biến nhất trong tự nhiên, chủ yếu tồn tại trong không khí và trong đất.

Nitơ trong không khí

Nitơ trong đất

Dạng tồn tại

Chủ yếu tồn tại ở dạng nitơ phân tử. Ngoài ra có ở dạng NO và NO2

Tồn tại ở 2 dạng: nitơ khoáng trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật

Đặc điểm

- Cây không hấp thụ được nitơ phân tử

- Nitơ phân tử sau khi được các vi sinh vật cố định nitơ chuyển hóa thành NH3 thì cây mới đồng hóa được.

- Nitơ ở dạng NO và NO2 trong không khí là độc với thực vật

- Cây chỉ hấp thụ được nitơ khoáng từ đất dưới dạng NH4+ và NO3-

- Cây không trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Nitơ phải được vi sinh vật đất khoáng hóa thành NH4+ và NO3-

II. Quá trình chuyển hóa và cố định Nitơ trong đất

Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất

- Con đường chuyển hóa nitơ hữu (trong xác sinh vật) trong đất thành dạng nitơ khoáng (NO3- và NH4+)

Gồm 2 giai đoạn

* Quá trình amôn hóa: Các axit amin nằm trong các hợp chất mùn, trong xác bã động vật, thực vật sẽ bị vi sinh vật (Vi khuẩn amôn hóa) trong đất phân giải tạo thành NH4+ theo sơ đồ

Nitơ hữu cơ + vi khuẩn amôn hóa là NH4+

Quá trình amôn hóa diễn ra như sau:

Chất hữu cơ trong đất → RNH2 + CO2 + phụ phẩm

RNH2 + H2O → NH3 + ROH

NH3 + H2O → NH4+ + OH-

* Quá trình nitrat hóa: khí NH3 được tạo thành do vi sinh vật phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ bị vi khuẩn hiếu khí (vi khuẩn nitrat hóa) như Nitrosomonas oxy hóa thành HNO2 và Nitrosobacter tiếp tục oxi hóa HNO2 thành HNO3 theo sơ đồ

NH4+ + Nitrosomonas → NO2- + Nitrosobacter →→ NO3-

Quá trình nitrat hóa diễn ra như sau:

2NH3 + 3O2 → 2 HNO2 + H2O

2 HNO2 + O2 → 2 HNO3

* Lưu ý: Trong điều kiện môi trường đất kị khí, xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử (NO3-- N2) gọi là quá trình phản nitrat hóa

NO3- + vi khuẩn phản nitrat hóa N2

-> Hậu quả: gây mất mát nitơ dinh dưỡng trong đất

Quá trình cố định nitơ phân tử

- Khái niệm: Quá trình cố định nitơ là quá trình liên kết N2 với H2 thành NH3.

=> Ý nghĩa: có vai trò quan trọng trong việc bù đắp lượng nitơ mất đi do cây trồng sử dụng trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

- Cố định nitơ phân tử diễn ra theo 2 con đường:

N2 + H2tiald−−−−→t>1500→t>1500tialdNH3

* Con đường vật lý hóa học: xảy ra trong điều kiện có sấm sét, tia lửa điện,...

N2 + O2 →→ 2NO

2NO + O2 →→ 2NO2

2NO2 + 2H2O + 3O2 →→ 4HNO3 →→ NO3- + H+

* Con đường sinh học: là con đường cố định nitơ phân tử nhờ các vi sinh vật thực hiện

- Vi sinh vật cố định nitơ gồm 2 nhóm:

+ Nhóm vi sinh vật sống tự do: vi khuẩn lam, Azotobacter, Clotridium, Anabeana, Nostoc,...

+ Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh với thực vật: Các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, Anabeana azollae trong bèo hoa dâu,...

- Quá trình cố định nitơ phân tử có thể tóm tắt:

- Cơ sở khoa học: Vi khuẩn cố định nitơ có khả năng tuyệt vời như vậy là do trong cơ thể chúng có chứa 1 loại enzim đọc nhất vô nhị là Nitrogenaza. Enzim nay có khả năng bẻ gãy ba liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử nitơ để liên kết với H2 tạo thành NH3, trong môi trường nước NH3 chuyển thành NH4+

- Điều kiện để quá trình cố định nitơ diễn ra:

+ Có các lực khử mạnh với thế năng khử cao (NAD, FADP).

+ Được cung cấp năng lượng ATP

+ Có sự tham gia của enzim Nitrogenaza

+ Thực hiện trong điều kiện kị khí

- Ý nghĩa: có tầm quan trọng trong cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, hàng năm các loại vi sinh vật cố định nitơ có khả năng tổng hợp khoảng 100-400 kg nitơ/ha

IV. Bài tập

Câu 1: Khi nào môi trường dinh dưỡng trong đất bị mất nitơ dinh dưỡng? Nguyên nhân do đâu? Và trong sản xuất cần làm gì để ngăn chặn hiện tượng trên?

Hướng dẫn:

- Trong điều kiện môi trường đất bị kị khí do ngập úng lâu ngày, độ thoáng đất kém,... sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phản nitrat hóa (sống trong môi trường kị khí) thực hiện phân giải NO3- trong đất thành N2 phân tử dẫn đến hao hụt nitơ dinh dưỡng trong đất

-> Biện pháp khắc phục trong quá trình sản xuất:

+ Thường xuyên xới xáo, sục bùn

+ Bón vôi cho đất,...

Câu 2: Hãy tính lượng phân bón nitơ cho một thu hoạch 15 tấn chất khô/ha. Biết rằng nhu cầu dinh dưỡng của cây này đối với nitơ là 8g/kg chất khô và hệ số sử dụng phân bón là 60%, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất bằng 0.

Hướng dẫn: Cần xác định lượng nitơ cần để thu hoạch 15 tấn chất khô/ha

Qua hệ số sử dụng phân bón tính lượng cần

Đáp án: 8 x 15 : 60% = 200kg nitơ/ha

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vi khuẩn phản nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 12/12/22
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 12/12/22
      • Hằngg Ỉnn
        Hằngg Ỉnn

        ✌✌✌✌✌

        Thích Phản hồi 12/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm