Khi nói về hệ tuần hoàn có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Khi nói về hệ tuần hoàn có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi 1: Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở tất cả các loài, hệ tuần hoàn đều làm nhiệm vụ vận chuyển oxi và CO2.

II. Ở hệ tuần hoàn của côn trùng, máu được lưu thông với áp lực rất thấp.

III. Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất thì thường có nhịp tim nhanh hơn so với người bình thường.

IV. Một chu kì tim luôn được bắt đầu từ lúc tâm nhĩ co, sau đó đến giãn chung và đến tâm thất co.

  1. 1
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.

- I sai vì ở côn trùng thì hệ tuần hoàn không vận chuyển khí. Khí do hệ thống ống khí đưa đến tận các tế bào của cơ thể.

- II đúng vì côn trùng có hệ tuần hoàn hở cho nên áp lực di chuyển của máu là rất thấp.

- III đúng vì khi hở van nhĩ thất thì công suất của tim giảm. Cho nên theo cơ chế điều hòa hoạt động tim sẽ làm tăng nhịp tim để đảm bảo đủ máu đi nuôi cơ thể. Chính hiện tượng tăng nhịp tim sẽ làm suy tim.

- IV sai vì chu kì tim là: nhĩ co → thất co → giảm chung.

Câu hỏi 2: Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hệ mạch bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch

II. Tim co bóp để vận chuyển máu trong hệ mạch

III. Hệ tuần hoàn hở có áp lực máu cao hơn hệ tuần hoàn kín .

IV. Máu trong động mạch chảy nhanh hơn máu trong mao mạch.

  1. 4
  2. 1
  3. 3
  4. 2

Đáp án đúng: B

Giải chi tiết:

I sai, hệ tuần hoàn hở không có mao mạch.

II sai, ở hệ tuần hoàn hở có những đoạn máu chảy ngoài hệ mạch.

III sai, áp lực máu trong hệ tuần hoàn kín cao hơn trong hệ tuần hoàn hở.

IV đúng.

Chọn B

Câu hỏi 3: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tuần hoàn máu?

1. Ở hầu hết động vật thân mềm và giun đốt có hệ tuần hoàn hở.

2. Động mạch có đặc điểm: thành dày, dai, bền chắc, có tính đàn hồi cao.

3. Máu vận chuyển theo một chiều về tim nhờ sự chênh lệch huyết áp.

4. Nhịp tim nhanh hay chậm là đặc trưng cho từng loài.

5. Bó His của hệ dẫn truyền tim nằm giữa vách ngăn hai tâm thất.

  1. 4
  2. 5
  3. 2
  4. 3

Đáp án D

  1. Ở hầu hết động vật thân mềm và giun đốt có hệ tuần hoàn hở. -> đúng
  2. Động mạch có đặc điểm: thành dày, dai, bền chắc, có tính đàn hồi cao. -> đúng
  3. Máu vận chuyển theo một chiều về tim nhờ sự chênh lệch huyết áp. -> sai, máu vận chuyển theo một chiều về tim nhờ sự chênh lệch huyết áp và vận tốc máu.
  4. Nhịp tim nhanh hay chậm là đặc trưng cho từng loài. -> đúng
  5. Bó His của hệ dẫn truyền tim nằm giữa vách ngăn hai tâm thất. -> sai, bó His nằm xung quanh tâm thất.

I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1. Cấu tạo chung

Hệ tuần hoàn được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận sau đây:

- Dịch tuần hoàn : máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô

- Tim : là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu

- Hệ thống mạch máu : gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.

2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

- Động vật đơn bào và động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹt không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

- Ở động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể dẫn đến các động vật đó có hệ tuần hoàn.

1. Hệ tuần hoàn hở

- Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,…) và chân khớp (côn trùng, tôm…)

Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm:

- Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

2. Hệ tuần hoàn kín

- Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống

- Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm:

+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

- Hệ tuần hoàn kín của động vật có xương sống là hệ tuần hoàn đơn hoặc hệ tuần hoàn kép. Hệ tuần hoàn đơn có ở cá. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Bảng. So sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Đặc điểm so sánh

Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

Đại diện

Lớp Cá

Lớp Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú

Cấu tạo của tim

Tim 2 ngăn

Tim 3 ngăn hoặc 4 ngăn

Số vòng tuần hoàn

Chỉ có 1 vòng tuần hoàn

Có 2 vòng tuần hoàn

Máu đi nuôi cơ thể

Đỏ thẫm

Máu pha hoặc máu đỏ tươi

Tốc độ của máu trong động mạch

Máu chảy với áp lực tế bào

Máu chảy với áp lực cao

Bài tập minh họa

Bài 1 (trang 80 SGK Sinh 11): Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?

Lời giải:

Hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở vì trong hoạt động tuần hoàn có một đoạn đường máu đi ra khỏi mạch máu tràn vào khoang cơ thể.

Bài 2 (trang 80 SGK Sinh 11): Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?

Lời giải:

Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được gọi là hệ tuần hoàn kín là vì: Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (máu từ tim vào động mạch đến mao mạch đến tĩnh mạch và về tim).

Bài 3 (trang 80 SGK Sinh 11): Chọn đáp án đúng về nhóm động vật KHÔNG có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.

  1. cá xương, chim, thú.
  2. lưỡng cư, động vật có vú.
  3. bò sát (trừ cá sấu), chim, thú.
  4. lưỡng cư, bò sát, chim.

Lời giải:

Đáp án: A

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khi nói về hệ tuần hoàn có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 82
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bông cải nhỏ
    Bông cải nhỏ

    😙😙😙😙😙😙

    Thích Phản hồi 06/12/22
    • Heo con ngốc nghếch
      Heo con ngốc nghếch

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 06/12/22
      • Song Ngư
        Song Ngư

        😍😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 06/12/22

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm