Vòng đời của muỗi

Chúng tôi xin giới thiệu bài Vòng đời của muỗi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Vòng đời của muỗi

Trả lời:

Vòng đời của muỗi trải qua đến 4 giai đoạn phát triển Trứng – Ấu trùng – Nhộng – Muỗi trưởng thành. Qua 4 giai đoạn đó thì muỗi mới có thể thực hiện nhiệm vụ “kiếm ăn” đốt người và làm loài trung gian truyền bệnh nguy hiểm cho con người.

Trứng

Muỗi cái nhận nhiệm vụ đẻ trứng khi có đủ lượng máu, trung bình mỗi lần muỗi cái đẻ cách nhau khoảng 3 ngày nếu có đủ lượng máu mà chúng hút vào cơ thể. Muỗi đẻ theo từng đợt và trứng của muỗi sẽ phát triển tốt trên mặt nước để tạo thành bè trứng. Chúng trôi nổi trên mặt nước với số lượng mỗi lần đẻ lên đến khoảng 200 trứng.

Ngoài việc sinh sản trên nước, một số loài muỗi còn chọn những vùng đất ẩm ướt để đẻ trứng. Và nước chính là thành phần thiết yếu giúp cho trứng muỗi phát triển.

Trung bình, muỗi trong điều kiện môi trường nước lý tưởng hoặc môi trường ẩm ướt, trong vòng 48 giờ có thể nở thành ấu trùng (giai đoạn 2 trong vòng đời của muỗi).

Ấu trùng

Ấu trùng muỗi dành hầu hết thời gian sống trên bề mặt nước. Ở giai đoạn này, ấu trùng thay da 4 lần, cơ thể chúng lớn hơn sau mỗi lần thay da. Hầu hết ấu trùng đều có ống siphon để thở (ống siphon ở cuối phần đuôi), và treo lộn ngược từ mặt nước để thở.

Ấu trùng muỗi Anophen không có vòi thở, chúng nằm song song với mặt nước để có được một lượng oxy thông qua các lỗ thở trên da. Ấu trùng muỗi Coquillettidia và Mansonia hút không khí từ thân thực vật bằng một ống hút sắc bén, có thể đâm vào thân thực vật. Ấu trùng ăn các vi sinh vật và chất hữu cơ trong nước. Trong lần lột da thứ tư, ấu trùng biến thành một con nhộng.

Nhộng (Cung quăng)

Nhộng hay còn gọi là cung quăng là giai đoạn phát triển thứ 3 trong vòng đời của loài muỗi. Ở giai đoạn thứ 3, những con nhộng tập trung vào việc nghỉ ngơi và không ăn. Tuy nhiên, chúng có những phản ứng với một số thay đổi nhỏ.

Trong giai đoạn này, nhộng di chuyển rất nhiều, bằng chính chiếc đuôi của mình. Chúng quẫy đuôi về phía dưới giúp cho việc di chuyển trở nên xa hơn, mạnh mẽ hơn.

Loài nhộng mất khoảng 2 ngày để phát triển từ nhộng sang muỗi trưởng thành. Trong giai đoạn này, lớp ngoài của nhộng sẽ tách ra và xuất hiện với giai đoạn cuối cùng là muỗi trưởng thành.

Trưởng thành

Lúc này, muỗi nổi lên mặt nước để làm khô cơ thể và làm các bộ phận của nó cứng cáp lại. Nó dang rộng đôi cánh để phơi khô trước khi bay. Sau khi xuất hiện, chúng không đi tìm máu và giao phối ngay. Chu kỳ phát triển của muỗi được lặp lại khi chúng sinh sản và đẻ trứng.

Thời gian kéo dài vòng đời của muỗi tùy thuộc vào nhiệt độ và đặc điểm của loài. Ví dụ, muỗi Culex tarsalis, một loại muỗi phổ biến ở California (Hoa Kỳ), có vòng đời phát triển trong 14 ngày ở 70°F (21°C) và chỉ mất 10 ngày ở 80°F (26°C). Ở một số loài, vòng đời có thể chỉ từ 4 ngày hoặc có thể lên đến 2 tháng.

M ột số thông tin thú vị về loài muỗi

Thói quen bay quanh đầu

Muỗi là loài côn trùng đặc biệt bởi có thể cảm nhận được khí CO2 ở khoảng cách 30m. Bởi do chúng ta thở khí CO2 qua đường mũi và miệng nên chúng sẽ có thói quen bay quanh đầu. Đó là lý do, bạn hay nghe tiếng kêu vo ve của muỗi bên tai và gây cảm giác vô cùng khó chịu.

Muỗi đực không hút máu người

Rất nhiều người lầm tưởng, cả muỗi đực và muỗi cái đều hút máu người để có thể sinh sống và phát triển. Thế nhưng trên thực tế, chỉ có muỗi cái hút máu mà thôi, còn riêng muỗi đực lại hút máu hoa để sống sót và tồn tại.

Muỗi bay khá chậm

Tốc độ bay của muỗi cũng là một trong những lầm tưởng của nhiều người. Chúng ta thường hay nghĩ rằng, muỗi bay rất nhanh để hút máu người và tồn tại. Thế nhưng, trên thực tế chúng chỉ bay với tốc độ từ 1,6 km/h – 2,4 km/h mà thôi. Chính điều này khiến chúng bị xếp là một trong những loài côn trùng bay chậm nhất thế giới.

Các loại virus sẽ làm tăng sự khát máu của muỗi

Các loại virus gây nên bệnh sốt xuất huyết chính là nguyên nhân khiến muỗi trở nên khát máu hơn. Bởi vì, loại virus này sẽ làm kích hoạt các gen tăng cảm nhận mùi của loài muỗi, khiến chúng trở thành thợ săn mồi (máu người) giỏi hơn nhiều lần.

Muỗi có thể bị nhiễm ký sinh trùng

Bạn có tin không loài muỗi cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng rất nhiều. Những loài muỗi bị nhiễm sẽ gây nên bệnh sốt rét, chúng hút máu nhiều và thường xuyên hơn so với những con bình thường. Lúc này, chúng sẽ bị hấp dẫn bởi mùi hôi của con người nên tần suất bay quanh chúng ta sẽ rất nhiều.

Muỗi là động vật nguy hiểm nhất thế giới

Không quá lạ khi nói rằng, muỗi là động vật nguy hiểm nhất trên thế giới bởi những hậu quả mà chúng mang lại. Bởi theo thống kê, chúng là loài sinh vật giết chết nhiều người nhất trên hành tinh bởi có khả năng truyền các bệnh vô cùng nguy hiểm (sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng và viêm não) một cách nhanh chóng.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình cứ 45 giây ở châu Phi lại có một trẻ em bị chết do mắc bệnh sốt rét do muỗi gây ra.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vòng đời của muỗi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 268
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Cự Giải
    Cự Giải

    😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 16/12/22
    • Sunny
      Sunny

      💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 16/12/22
      • Phúc Huy
        Phúc Huy

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 16/12/22

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm