Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vai trò của kali đối với thực vật

VnDoc xin giới thiệu bài Vai trò của kali đối với thực vật được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vai trò của kali đối với thực vật là

  1. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
  2. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.
  3. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
  4. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.

Lời giải:

Đáp án đúng: D - Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng

Giải thích:

Vai trò của kali đối với thực vật là: Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. Kali làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào do đó làm tăng khả năng hút nước của bộ rễ. Kali điều khiển hoạt động của khí khổng làm cho nước không bị mất quá mức trong điều kiện gặp khô hạn

* Vai trò của Kali đối với thực vật

- Kali là một trong những nguyên tố đa lượng cần thiết cung cấp cho cây trồng trong giai đoạn trưởng thành và ra hoa. Kali xúc tiến quá trình quang hợp và tham gia vào quá trình quang hợp tổng hợp đường tinh bột và protein trong làm năng suất cây cao hơn ,vận chuyển sản phẩm quang hợp về cơ quan dự trữ nên là yếu tố dinh dưỡng đối với cây lấy củ lấy đường.

- Kali ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng đồng hóa các chất dinh dưỡng để tạo năng suất và chất lượng nông sản

- Kali làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào do đó làm tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của bộ rễ.

- Kali điều khiển hoạt động của khí khổng làm cho nước không bị mất quá mức trong điều kiện gặp khô hạn.

- Giúp cây giữ nước tốt hơn tăng khả năng chống hạn nhờ tăng cường hyđrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương và nâng cao khả năng phát tán của chúng

- Điều tiết các hoạt động sống của thực vật thông qua các tính chất hóa lý ,hóa keo của tế bào

- Kali tăng sức chịu hạn cho cây áp suất thẩm thấu của tế bào tăng giúp cây tăng trưởng tính chống rét. Do đó vai trò tăng năng suất của Kali càng thể hiện rõ trong vụ đông xuân. Bón đủ Kali các mô chống đỡ phát triển, cây vững chắc khả năng chịu đạm cao

- Tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng trong điều kiện ít nắng

- Tăng cường khả năng kháng nấm và bệnh

- Thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón nhiều đạm nhanh chóng chuyển hóa đạm thành protein

- Tăng tính chống đỡ tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng tính chống rét thúc đẩy ra hoa ra hoa có màu sắc tươi tắn

1. Vai trò của Kali đối với từng loại cây

- Cây công nghiệp ngắn ngày Kali giúp tăng năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh

- Rau ăn lá Kali làm tăng chất lượng rau quả, giảm tỷ lệ thối nhũn và hàm lượng nitrat

- Cây ăn quả Kali làm tăng quá trình phân hóa mầm non, giảm tỷ lệ dụng tăng tỉ lệ đậu quả nâng cao chất lượng nông sản thông qua quá trình tích lũy đường vitamin, giúp màu sắc quả đẹp hơn hương vị quả thơm hơn làm tăng khả năng bảo quản nông sản

2. Ảnh hưởng của việc thiếu Kali đối với cây trồng

- Ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất trong cây làm suy yếu hoạt động của các men

- Làm dư thừa đạm làm cây trồng dễ mắc các nấm gây hại gây ngộ độc cho cây

- Đối với cây lấy hạt làm tăng tỉ lệ hạt lép cây ăn quả cho quả nhỏ dễ bị nứt vỏ già

- Giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống

- Cây bị thối rễ phát triển còi cọc thân yếu dễ bị đổ ngã

3. Những triệu chứng thiếu Kali

- Mép của những lá già bị vàng úa sau đó bị hoại tử. Những chấm hoại tử tương tự được tìm thấy ở hai bên phiến lá nhiều hơn. Ngay sau đó toàn bộ lá bị hoại tử các cây con trồng từ hạt ở luống trước khi chuyển màu vàng úa và chết thì thì trải qua giai đoạn dày đặc những màu xanh đậm hơn bình thường. Lá của một số loài phát triển những vết dầu ở phía dưới mặt lá rồi bị hoại tử tử

- Các quá trình sinh hóa trao đổi chất của cây trồng bị chậm lại

- Làm giảm năng suất quang hợp bị ảnh hưởng đến chất lượng mùa màng

- Thừa Kali sẽ gây ảnh hưởng đối với cây trồng như thế nào

- Dư thừa Kali gây ra tình trạng đối kháng ion làm cây Không hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như Magie nitrat

- Dư thừa ở mức cao làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất ngăn cản sự hút nước và chất dinh dưỡng

- Làm cây xanh treo rễ

- Vậy việc bón phân hữu cơ liệu có gây dư thừa có gây dư kali :Dinh dưỡng trong phân thường ở dạng đĩa tiêu nhưng đồng thời cũng có những chất dự trữ dạng khó tiêu Nhưng dưới tác động phân giải của vi sinh vật sẽ khoáng hóa dành cho cây sử dụng. Do đó bón phân chuồng dẫu có thừa cũng không đến nỗi tác hại gây hiện tượng héo lá hay đổ lớp như phân vô cơ

4. Kali trong đất

Kali trong đất thường nhiều hơn đạm và lân. Trong quá trình hình thành đất hàm lượng đạm từ không (trong mẫu đất) đến có cho đến có. Hàm lượng lân ít thay đổi còn hàm lượng Kali có xu hướng giảm dần (trừ đất vùng khô hạn). Kali trong các loại đất khác nhau thì khác nhau nhau. Trong tầng đất mặt Kali tổng số khoảng 0,2 đến 4%. Đất nghèo Kali là đất xám bạc màu và các loại đất đỏ vàng ở đồi núi (K2O khoảng 0,5%). Hàm lượng Kali trong đất phụ thuộc vào:

- Thành phần khoáng vật của đá mẹ

- Điều kiện phong hóa và hình thành đất, thành phần cấp hạt đất

- Chế độ canh tác và bón phân

Các dạng Kali trong đất: Kali trong đất gồm có 4 dạng

- Kali hòa tan trong nước tồn tại ở dạng ion trong dung dịch đất, dạng này câydễ hút nhưng nồng độ kali tồn tại trong đất rất thấp

- Kali trao đổi ion K+ hấp thụ trên bề mặt keo đất, sau lúc trao đổi ion sẽ sẽ chuyển ra dung dịch. Đây là một dạng thủy phân

Khi nồng độ kali trong dung dịch đất giảm sẽ có nhiều K+ trên keo chuyển ra dung dịch. Ngược lại khi nồng độ k+ trong dung dịch đất tăng thì K+ hút bám trên keo càng nhiều. Đây là nguồn cung cấp Kali chủ yếu cho cây

Vì vậy hàng năm cần bón một lượng Kali duy trì để bù lượng kali cho cây trồng lấy đi không nên để đất kiệt quệ rồi mới bón

Khi đã bón phân chuồng vùi trả tàn dư thực vật cho đất thì có thể bón giảm lượng phân kali hóa học

=> Các loại cây trồng có nhu cầu Kali khác nhau và khả năng hấp thụ, vận chuyển Kali cũng khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Năng suất, giống lai và giống thường, cường độ canh tác, lượng Kali dễ tiêu trong đất, đặc tính hút K/ngày, đêm của từng cây. Hầu hết các cây trồng đều có nhu cầu Kali cao hơn so với đạm và lân, các loại cây có củ, cây ăn quả, mía, bắp cải có nhu cầu kali từ cao đến rất cao (300-1000 kg K2O/ha). Nhu cầu Kali của cây trồng thay đổi suốt vụ và gia tăng đặc biệt trong thời kỳ sinh trưởng mạnh tới khi ra hoa kết quả. Nhu cầu Kali của cây có quan hệ tương tác với nhiều yếu tố dinh dưỡng khác đặc biệt là quan hệ với đạm. Khi bón tăng đạm thì nhất thiết phải bón thêm Kali, hiệu quả của Kali sẽ lớn hơn khi tăng P, S, Zn và một số vi lượng.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vai trò của kali đối với thực vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 47
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Cún
    Bé Cún

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 12/12/22
    • Hai lúa
      Hai lúa

      😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 12/12/22
      • mineru
        mineru

        😆😆😆😆😆😆

        Thích Phản hồi 12/12/22

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm