Thế nào là học ngầm và học khôn ở động vật?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Thế nào là học ngầm và học khôn ở động vật? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Thế nào là học ngầm và học khôn ở động vật?

Trả lời

- Tập tính học ngầm;

+ Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình học được. Sau này, khi có nhu cầu thì kiến thức đố tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự.

+ Đối với động vật hoang dã, những nhận thức về môi trường xung quanh giúp chúng nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi.

- Tập tính học khôn

+ Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển như con người hoặc các động vật khác thuộc họ linh trưởng như khỉ.

1. Khái niệm tập tính của động vật là gì?

- Tập tính của động vật là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường biên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Nhờ đó động vật có thể thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

- Tập tính bao gồm tất cả các loại hoạt động mà động vật thực hiện như sự di chuyển, chải lông, sinh sản, chăm sóc con non, truyền thông (kêu, hót)...

- Tập tính có thể bao gồm một phản ứng riêng đối với một kích thích hay một thay đổi sinh lý, nhưng cũng có thể bao gồm hai phản ứng với hoạt động khác. Và cũng được gọi nó là tập tính, khi động vật ở trong bầy đàn hay một sự phối hợp tụ tập các hoạt động của chúng hay hoàn thành sự tiêu khiển với con khác.

- Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển. Cụ thể các tập tính của động vật giúp chúng có thể tìm kiếm thức ăn từ bên ngoài môi trường, giúp chúng chạy thoát khỏi những kẻ thù nguy hiểm, giúp chúng thích nghi với môi trường sống dưới nước hoặc trên cạn của mình.

2. Phân loại tập tính

- Có 2 loại tập tính: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Tập tính bẩm sinh

- Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

- Ví dụ: Nhện giăng tơ, thú con bú sữa mẹ, trùng đế giày di chuyển để tránh kích thích bất lợi.

Tập tính học được

- Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi.

- Ví dụ: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại, động vật chạy trốn khi bị đuổi bắt, mèo bắt chuột, chó tiết nước bọt khi thấy mùi thức ăn ngon, khỉ biết bắc ghế lấy thức ăn trên cao...

- Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt được tập tính nào đó ở động vật hoàn toàn là bẩm sinh hay học được. Nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh và học được.

Ví dụ: Tập tính bắt chuột ở mèo vừa là bẩm sinh vừa là do mèo mẹ dạy cho.

Một số loại tập tính khác ở động vật

- Tập tính kiếm ăn

+ Thức ăn là yếu tố để nuôi sống động vật, do đó, chúng cần có những cách thức khác nhau để tìm kiếm thức ăn. Tác nhân kích thích động vật tìm kiếm thức ăn là: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi.

+ Động vật khi sinh ra và trong quá trình lớn lên chúng có tập tính học được, tức là học tập cách kiếm thức ăn từ bố mẹ chúng. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp.

+ Các hoạt động tìm kiếm thức ăn của động vật bao gồm: rình mồi, vồ mồi, bỏ chạy hoặc lẩn trốn.

+ Ví dụ: Hải li đắp đập để bắt cá, mèo rình đuổi bắt chuột.

- Tập tính bảo vệ lãnh thổ

+ Các loài động vật dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Chúng có thể chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập vào lãnh thổ của mình.

+ Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.

+ Ví dụ: cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu; chó, mèo, hổ… đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu.

- Tập tính sinh sản

+ Tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, gồm chuỗi các phản xạ phức tạp do kích thích của môi trường bên ngoài (nhiệt độ) hoặc bên trong (hoocmon) gây nên hiện tượng chín sinh dục và các tập tính ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non, … Tập tính sinh sản giúp cho động vật duy trì và phát triển nòi giống của mình.

+ Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.

+ Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra …) và môi trường trong (hoocmon sinh dục)

+ Ví dụ: chim trống tạo ra chiếc tổ đẹp để thu hút sự chú ý của chim mái

- Tập tính di cư

+ Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, một số loại côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư để tránh rét hoặc sinh sản. Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường, hướng dòng chảy. Tập tính di cư của động vật giúp chúng tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.

+ Ví dụ: Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để sinh sản.

- Tập tính xã hội

+ Tập tính xã hội là tập tính sống bầy đàn, trong đàn có thứ bậc (hươu, nai, voi, khỉ, sư tử,… có con đầu đàn,) có tập tính vị tha (ong thợ trong đàn ong, kiến lính trong đàn kiến), …

+ Ví dụ: Ở gà có một trật tự về hệ thống cấp bậc, được duy trì thăng bằng bởi con trống đầu đàn. Những cuộc gây hấn ở gia cầm có thể đưa ra dạng đe doạ tinh tế để tránh mổ nhau thậm chí đánh nhau và xua đuổi; dạng gây hấn gay gắt hơn hiếm thấy ở nhóm gia cầm ổn định. Trong cuộc đọ sức, gà thường dùng cựa và mỏ để uy hiếp, khống chế đối phương. Những cái mổ phi thường đủ để tạo ra ưu thế trong đàn, được gọi là "mổ trật tự". Bên cạnh đó, cũng có những điệu bộ (cử chỉ) đe doạ chỉ thoáng qua khiến người quan sát khó phát hiện tín hiệu đe doạ. Những con mái và con trống thường có hệ thống cấp bậc riêng và những con non luôn luôn là cấp dưới so với trưởng thành.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Thế nào là học ngầm và học khôn ở động vật? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 810
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Cún
    Bé Cún

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 11/12/22
    • Kẹo Ngọt
      Kẹo Ngọt

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 11/12/22
      • Thần Rừng
        Thần Rừng

        👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 11/12/22

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm