Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vì sao người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Vì sao người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trắc nghiệm: Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì

  1. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
  2. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
  3. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
  4. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch

Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

1. Tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi

Song song với tình trạng dân số già là tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi trên toàn thế giới. Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp chung là 47,3%, chiếm đến 60% ở người trên 60 tuổi và trên 80% ở người trên 80 tuổi.

Tăng huyết áp nói chung và tăng huyết áp ở người cao tuổi nói riêng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Tăng huyết áp là rối loạn bao gồm nhiều yếu tố, người cao tuổi bị tăng huyết áp có sự khác biệt so với các nhóm tuổi khác như:

- Tăng độ nhạy với muối natri, tăng đáp ứng với điều trị lợi tiểu, giảm hoạt tính hệ renin-angiotensin-aldosterone (RAA)

- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường gặp hơn

- Tăng độ cứng thành động mạch

- Rối loạn chức năng nội mô

- Tăng tần suất tăng huyết áp áo choàng trắng.

Một số như các trường hợp cao áp huyết gây do uống rượu nhiều quá, do bệnh của tuyến nội tiết, bệnh thận.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố ảnh hưởng, khiến người nọ có thể dễ mang bệnh cao áp huyết hơn người kia:

- Yếu tố gia đình: Cao áp huyết có tính di truyền. Có cha mẹ,anh em ruột cao áp huyết, đi khám bác sĩ, bạn nhớ cho bác sĩ biết điều này bạn nhé.

- Ðàn ông: Ðàn ông dễ cao áp huyết hơn phụ nữ. Tuy vậy, phụ nữ sau khi mãn kinh, cũng dễ cao áp huyết hơn lúc còn kinh.

- Tuổi tác: Cao áp huyết dễ xảy ra sau tuổi 35.

- Dòng giống: Người da đen hay cao áp huyết hơn người da trắng và bệnh cao áp huyết ở người da đen cũng nặng hơn.

- Béo phì: Khi sức nặng của ta trên sức nặng lý tưởng so với chiều cao và vóc người 30% trở lên.

- Bệnh tiểu đường: Tiểu đường và cao áp huyết như đôi bạn thân, hay đi đôi với nhau, lại cùng nhau phá hoại tim và thận mạnh hơn.

- Rượu: Các khảo cứu cho thấy rượu uống nhiều và thường xuyên có thể đưa đến cao áp huyết, đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ bị tai biến mạch máu não và bệnh thận.

- Ðời sống thiếu vận động: Ðời sống thiếu vận động dễ gây béo mập như đã biết, có thể đưa đến cao áp huyết.

2. Chữa trị cao huyết áp như thế nào?

Cao áp huyết cần được chữa trị cẩn thận, để giảm thiểu những biến chứng, giúp ta sống lâu hơn và vui hơn. Sự chữa trị tùy vào mức độ của căn bệnh và cũng tùy vào nhiều yếu tố khác.

Các phương pháp chữa trị lúc chưa cần dùng đến thuốc: Giảm cân, ăn nhạt, giảm ăn chất béo, bỏ rượu bia, vận động

Dùng thuốc: Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ. Bạn nên uống thuốc đều,không nên tự thay đổi lượng thuốc hoặc ngưng thuốc khi thấy áp huyết đã xuống lại bình thường và nhớ trở lại tái khám đúng hẹn với bác sĩ. Cao áp huyết là bệnh kinh niên, suốt đời ta cần chữa kỹ.

Cao áp huyết,”căn bệnh thầm lặng”, lặng lẽ làm tổn thương các cơ quan của cơ thể và rút ngắn tuổi thọ. Khám phá anh chàng thầm lặng này, đặt anh ta vào vòng kiểm soát, ta cứu vãn được nhiều việc.

Duy trì trọng lượng khỏe mạnh

Béo phì là một trong những nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi. Bạn hãy đến gặp bác sĩ và nhờ tư vấn về cân nặng tối ưu của mình, dựa trên chiều cao, giới tính, thể trạng và tuổi tác. Nếu cân nặng vượt quá lý tưởng, hãy hỏi bác sĩ về việc giảm cân an toàn.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm trái cây và rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo. Sử dụng thực phẩm tươi sống sẽ tốt cho sức khỏe hơn so với thực phẩm đã được chế biến sẵn. Mặt khác, thực đơn dinh dưỡng như vậy cũng hỗ trợ cho việc duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Chế độ ăn DASH dùng trong quá trình điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi cũng rất dễ thực hiện.

Bỏ thuốc lá: Lượng cholesterol tốt có trong máu sẽ suy giảm do hút nhiều thuốc khiến nguy cơ đông máu gia tăng và khó nhận biết các triệu chứng đau ngực, khiến người bệnh không kịp thời nhận biết những nguy cơ của cơ thể. Ngoài ra, hút thuốc còn làm giảm hoạt động của hệ thống tim mạch, nhịp tim tăng cao hơn, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho người cao tuổi.

Tập thể dục hằng ngày: Rèn luyện cơ thể không chỉ tốt cho người cao tuổi nói riêng mà có nhiều lợi ích cho mọi lứa tuổi. Chỉ cần đi bộ nhanh khoảng 30 phút mỗi ngày cũng giúp người cao tuổi phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh đái tháo đường, tim mạch và cả tăng huyết áp.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 15/12/22
    • Gia Kiet Hoang ...
      Gia Kiet Hoang ...

      🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 15/12/22
      • Phô Mai
        Phô Mai

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 15/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm