Tại sao trong túi tiêu hóa thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
Tại sao trong túi tiêu hóa thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Túi tiêu hóa thức ăn
Câu hỏi: Tại sao trong túi tiêu hóa thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
Trả lời:
Trong túi tiêu hóa thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào vì để hấp thu hết chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Vì quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa (tiêu hóa ngoại bào), kích thước thức ăn vẫn còn lớn chưa được tiêu hóa thành các chất dinh dưỡng đơn giản. Thức ăn chưa tiêu hóa hoàn toàn đó cần được tiêu hóa nội bào để chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng đơn giản như axit amin, đường đơn, glycerin, axit béo,…
Ngoài ra, giúp cơ thể sinh vật dễ hấp thụ dễ dàng hơn trong hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện (không theo một chiều, do chỉ có một lỗ thông tin duy nhất với bên ngoài). Vì vậy thức ăn cần được tiếp tục tiêu hóa nội bào (tiêu hóa trong không bào tiêu hóa), trở thành dạng đơn giản để cơ thể có thể hấp thụ được
I. Tiêu hóa là gì?
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào (không bào tiêu hóa) và tiêu hóa ngoại bào (túi tiêu hóa, ống tiêu hóa).
II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
- Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào: trùng roi, trùng giày, amip…
- Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào diễn ra bên trong tế bào gọi là tiêu hóa nội bào.
- Quá trình tiêu hóa nội bào gồm các giai đoạn: Hình thành không bào tiêu hóa → Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa → thức ăn được thủy phân thành các chất dinh dưỡng đơn giản → chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu vào tế bào chất.
III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
- Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hóa.
Quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa:
- Túi tiêu hóa có hình túi và được tạo thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông này vừa làm chức năng của miệng, vừa làm chức năng của hậu môn. Nó có nghĩa là thức ăn đi qua lỗ thông để vào túi tiêu hóa, đồng thời các chất thải cũng thông qua lỗ thông đó đi ra ngoài.
- Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến. Các tế bào này tiết enzim tiêu hóa vào lòng ống tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn được tiêu hóa hóa học thành các chất đơn giản có kích thước nhỏ (tiêu hóa ngoại bào).
- Trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào sẽ lại tiếp tục tiêu hóa nội bào. Thức ăn được tiêu hóa sẽ trở thành dạng các chất hữu cơ đơn giản để cơ thể có thể sử dụng được. Thức ăn được tiêu hóa dở được vận chuyển vào trong tế bào biểu mô để tiến hành tiêu hóa nội bào. Các chất dinh dưỡng được giữ lại, các chất thải được đưa ra lỗ thông trở lại môi trường.
- Như vậy, ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào). Sau đó là tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa).
IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
- Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không xương sống.
- Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.
- Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hóa (tiêu hóa cơ học) và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa (tiêu hóa hóa học) để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài.
- Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào
Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào:
Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim của lizôxôm.
Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa.
VI. Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa
Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là:
Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân); thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn với chất thải.
Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng. Còn trong túi tiêu hóa, dịch tiêu hóa bị hòa loãng với rất nhiều nước. Do vậy tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ nhanh chóng và lượng chất dinh dưỡng tạo ra được nhiều hơn.
Nhờ thức ăn đi theo một chiều nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên hóa. Nó thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa hóa học, hấp thụ thức ăn giúp cơ thể hấp thu được nhiều loại chất dinh dưỡng hơn. Trong khi đó túi tiêu hóa không có sự chuyển hóa như trong ống tiêu hóa.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tại sao trong túi tiêu hóa thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11 và đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.