Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cây hấp thụ lưu huỳnh ở dạng

Cây hấp thụ lưu huỳnh ở dạng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cây hấp thụ lưu huỳnh ở dạng

  1. H2SO4.
  2. SO3
  3. SO2
  4. SO42-

Đáp án đúng: D

Cây hấp thụ lưu huỳnh ở dạng SO42-

Trong các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng thì lưu huỳnh (S) là nguyên tố có vai trò rất quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

S được hấp thu cơ bản ở dạng anion sunphat (SO42-). S là một phần của tất cả các tế bào và tham gia cấu thành 2 trong 21 amino axit để tổng hợp protein.

1. Khái quát về lưu huỳnh (S) – Sulfur

Ký hiệu: S

Tên gọi chung của các loại phân cung cấp S cho cây trồng

Thực vật hấp thu lưu huỳnh dưới dạng ion sun phát (SO42-)

Trong số 20 nguyên tố cơ bản nêu trên thì có 3 nguyên tố C, H, O được cây trồng hấp thu từ quá trình quang hợp, còn lại 17 nguyên tố cây hấp thu qua rễ và được chia thành 3 nhóm chính là: Đa lượng, trung lượng và vi lượng. Nếu N, P, K là các nguyên tố đa lượng, thì Ca, Mg, S, Si là các nguyên tố trung lượng, các nguyên tố vi lượng bao gồm: Fe, Cu, Zn, Cl, Na, Bo, Mn, Co. Trong các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng thì lưu huỳnh (S) là nguyên tố có vai trò rất quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

2. Vai trò của lưu huỳnh đối với cây trồng

– Tổng hàm lượng S trong các cây trồng khác nhau, khoảng 0,2 đến 0,5% tổng lượng chất khô. Thứ tự sắp xếp các loài cây chứa S như sau: Gramineae (họ hòa thảo) < Legumes (họ đậu) < Cruciferae (họ hoa thập). S tham gia trong các quá trình biến đổi chất của cây như: Quang hợp, hình thành đường và tinh bột, amino axit và protein.

– Khác với Ca và Mg 2 nguyên tố cây trồng lấy đi ở dạng cation, S được hấp thu cơ bản ở dạng anion sunphat (SO42-). S có thể xâm nhập vào lá cây từ không khí ở dạng khí sunphur dioxit (SO2). S là một phần của tất cả các tế bào và tham gia cấu thành 2 trong 21 amino axit để tổng hợp protein.

– Các chức năng khác của S trong cây như sau:

* Giúp tăng cường hoạt động của enzim và vitamin;

* Thúc đẩy hình thành nốt sần để cố định N ở các cây họ Đậu;

* Trợ giúp sản xuất giống;

* Cần thiết cho hoạt động của diệp lục (clorophyl) để hấp thu năng lượng ánh sáng mặc dù không là bộ phận cấu thành clorophyl; trong quá trình quang hợp S cần thiết để hấp thu CO2 để tạo thành đường có sự hoạt động của coenzim có chứa S. Đường là sản phẩm tổng hợp đầu tiên của quá trình quang hợp nhưng quá trình hình thành này xảy ra dưới tác động trực tiếp của S và đường – đây là quá trình hình thành tinh bột trong cây.

* Tham gia trong một số hợp chất hữu cơ để cho đặc tính riêng của cây tỏi, hành, mù tạc.

* Tham gia quá trình hình thành dầu. S là nguyên tố tham gia cấu trúc của các coenzim và các vitamin B và H. Vitamin H (biotin) cùng với tổ hợp các enzim để hình thành 3 coenzym chứa S. Các coenzyme này rất cần thiết để tổng hợp các axit béo trong cây. Hiệu lực của S để tăng hàm lượng dầu trong hạt của một số cây như sau: Lạc tăng 11,3%, mù tạc – 6,0%, vừng – 2,9%, đậu tương -9,2% và hướng dương – 3,8%.

3. Lưu huỳnh trong đất

– S trong đất về tổng quát có nguồn gốc từ khoáng nguyên sinh pyrit (FeS2) và bị phân huỷ theo thời gian hình thành đất bằng phản ứng ôxy hoá.

– Tổng hàm lượng lưu huỳnh trong đất biến động rất lớn, từ 20 kg đến 20.000kg trong 1ha.

– Lưu huỳnh trong đất dưới dạng sunphat, sunphit hoặc thành phần các chất hữu cơ. Trong tổng hàm lượng lưu huỳnh thì lưu huỳnh dạng hữu cơ chiếm khoảng 90%, còn lại 10% dạng vô cơ, trong đó 50% dạng vô cơ ở trong dung dịch đất.

– Khi phân huỷ các chất hữu cơ, thì quá trình ôxy hóa sunphit sẽ tạo thành sunphat- dạng hợp chất bền vững nhất trong số các hợp chất chứa lưu huỳnh, trõ FeSO4.

– Vì là anion hóa trị 2 nên SO42- không gắn kết với sét đất và bề mặt các chất hữu cơ, trừ một số trường hợp đặc biệt. Sunphat, đặc biệt là K, Na, Mg hòa tan tốt trong nước, dễ bị rửa trôi và ít bị đất hấp thu dưới dạng SO42-. Như vậy, SO42- tích lũy trong đất ở tầng lớp đất dưới và thích ứng với các cây có rễ ăn sâu.

– Ở vùng khô cằn sunphat Ca, Mg, K và Na là các dạng lưu huỳnh vô cơ chủ yếu.

– Phần lớn lưu huỳnh trong đất ở vùng nhiệt đới ẩm ở dạng các hợp chất hữu cơ. Thông qua sự biến đổi sinh học, tương tự như N, thì sunphat và hợp chất sunphat được tạo thành và thích hợp cho cây trồng.

– Hiện tượng thiếu lưu huỳnh trong đất do một số yếu tố sau:

* Năng suất cây trồng tăng và lấy đi từ đất một lượng lớn S.

* Tăng lượng phân bón cho cây trong khi phân bón vào không chứa hoặc chứa ít S.

* Ô nhiễm không khí do S thấp do giảm sử dụng xăng dầu chứa S và cải tiến kỹ thuật loại bỏ S từ khí thải của các ống khói cao.

* Giảm sử dụng các thuốc trừ sâu, bệnh chứa S.

* Giữ S bất động trong các chất hữu cơ do ngăn chặn biện pháp làm đất.

* Tăng trình độ hiểu biết về cần sử dụng S để nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

4. Nguồn cung cấp lưu huỳnh cho nông nghiệp

Khí quyển.

Lưu huỳnh ở dạng hợp chất khí như H2S, S02 hình thành từ quá trình sống của động thực vật, núi lửa, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt... nhờ nước mưa và nước tưới vào đất. Lượng lưu huỳnh này tạo ra hàng năm lên tới 142 triệu tấn. Nhưng lượng phân bổ không đều, thường tập trung ở vùng công nghiệp. Do vậy nguồn S02 do khí quyển mang lại không đáng kê ở Nigiêria thống kê cho thấy lượng lưu huỳnh này chỉ 0,81kg/năm/ha trong khi ở các nước phát triển là 15kg/năm/ha.

Nước tưới

Nước tưới một mặt cung cấp sunphat cho đất nhưng lại rửa trôi ion sunphát cùng các ion khác, do đó tùy từng nơi và các điều kiện cụ thể mà có các số liệu thống kê riêng.

Đất.

Lưu huỳnh tồn tại trong nhiều loại khoáng. Hàm lượng lưu huỳnh trong đất có nơi tới 500 phần triệu. Do quá trình phong hóa, lưu huỳnh bị ôxy hóa chuyển thành các sun phát, cũng có trường hợp sun phát bị khử thành lưu huỳnh nguyên tố trong điều kiện yếm khí.

Trong đất lưu huỳnh tồn tại dưới dạng vô cơ và hữu cơ, các hợp chất vô cơ như sunphat hòa tan và không hòa tan trong nước, sunphát bị hấp phụ trên bề mặt khoáng sét, các dạng sunphát và S nguyên tố. Lưu huỳnh hữu cơ phải được khoáng hóa thành dạng vô cơ chủ yếu nhờ vi sinh vật cây trồng mới hấp thụ được.

Phân bón và thuốc trừ sâu.

Phân bón là nguồn bổ sung lưu huỳnh quan trọng nhất. Thuốc trừ sâu, trừ nấm chứa S hiên nay ít hiệu quả hơn những loại thuốc mới nên nguồn bổ sung này ít có ý nghĩa.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cây hấp thụ lưu huỳnh ở dạng. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    🤙🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 05/12/22
    • Phan Thị Nương
      Phan Thị Nương

      😍😍😍😍😍😍

      Thích Phản hồi 05/12/22
      • Anh nhà tui
        Anh nhà tui

        😉😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi 05/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm