Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

Chúng tôi xin giới thiệu bài So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

I. Sinh trưởng của thực vật là gì?

- Sinh trưởng của thực vật là sự tăng lên về kích thước, khối lượng và thể tích của các tế bào, mô, cơ quan trên cơ thể thực vật.

Ví dụ: Sự tăng về số lượng lá trên cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa…

II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

1. Các mô phân sinh

- Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

- Khi qua giai đoạn non trẻ, sự sinh trưởng của thực vật đa bào bị hạn chế trong mô phân sinh.

- Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.

+ Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

+ Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

+ Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.

Phân loại

Có ở nhóm thực vật

Vị trí phân bố

Chức năng

Mô phân sinh đỉnh

- 1 lá mầm
- 2 lá mầm

- Chồi đỉnh
- Chồi nách
- Đỉnh rễ

- Giúp thân, rễ tăng chiều dài

Mô phân sinh bên

- 2 lá mầm

- Ở thân, rễ

- Giúp thân, rễ tăng đường kính

Mô phân sinh lóng

- 1 lá mầm

- Mắt của thân

- Giúp tăng chiều dài của thân

2. Sinh trưởng sơ cấp

- Diễn ra ở thực vật 1 và 2 lá mầm.

- Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ.

3. Sinh trưởng thứ cấp

- Xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm.

- Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo đường kính của thân, làm tăng bề ngang (độ dày) của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên. Hai mô phân sinh bên bao gồm tầng phát sinh mạch dẫn và tầng phát sinh vỏ.

- Sinh trưởng thứ cấp tồn tại trong cây gỗ lâu năm và hình thành nên thân gỗ lớn với nhiều vòng gỗ và lớp bần bên ngoài gọi là vỏ thân cây.

- Cấu tạo thân cây gỗ:

+ Phần vỏ bao quanh phần thân.

+ Phần gỗ: Gỗ lõi (ròng) màu sẫm nằm ở trung tâm của thân, gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già, vận chuyển nước và muối khoáng. Gỗ giác màu sáng, nằm kế tiếp gỗ lõi, gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ, vận chuyển nước và muối khoáng chủ yếu.

- Vòng gỗ hàng năm: do tầng sinh mạch tạo ra nhiều mạch gỗ xếp thành vòng đồng tâm có độ dày mỏng khác nhau.

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

a) Các nhân tố bên trong

- Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, của loài cây.

- Hoocmôn thực vật.

b) Nhân tố bên ngoài

- Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 25 - 35 độ C.

- Hàm lượng nước: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau.

- Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa.

- Ôxi: cần thiết cho sinh trưởng của thực vật. Nồng độ ôxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế.

- Dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm.

III. So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

Giống nhau 

Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

Khác nhau

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Sinh trưởng thứ cấp là quá trình sinh trưởng ở thực vật do sự phân chia của các mô phân sinh bên làm thực vật phát triển thân, rễ theo chiều ngang (làm nó to ra).

Đặc điểm

- Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm

- Làm tăng chiều dài của thân và rễ

- Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng (ở thực vật 1 lá mầm) tạo ra.

- Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm.

- Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảnh
    Bảnh

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 10/12/22
    • Mèo Ú
      Mèo Ú

      😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 10/12/22
      • Milky Nugget
        Milky Nugget

        🥰🥰🥰🥰🥰

        Thích Phản hồi 10/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm