Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tập tính xã hội là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Tập tính xã hội là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tập tính xã hội là gì?

Lời giải:

Tập tính xã hội là đời sống thành bầy, thành đàn gồm các cá thể chung sống với nhau, có một số hoạt động chung và có sự phân chia thứ bậc trong đàn. Ví dụ một số loài có đời sống xã hội: ong, kiến, mối, voi, khỉ, hươu nai, ngỗng, một số loài chim. ...

I. Đặc điểm của tập tính xã hội

- Là tập tính sống bầy đàn.

a) Tập tính thứ bậc

- Trong mỗi bầy đàn đều có phân chia thứ bậc → Duy trì trật tự trong đàn, tăng cường truyền tính trạng tốt của con đầu đàn cho thế hệ sau.

Ví dụ: Khỉ, linh cẩu sống theo bầy đàn, trong đàn luôn có một con khỏe mạnh nhất là con đầu đàn.

b) Tập tính vị tha

- Là tập tính hi sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn.

Ví dụ: Các con đầu đàn trong bầy đàn luôn phải có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ cho những con cái hoặc con non khác.

II. Ý nghĩa sinh tồn của tập tính xã hội

Quan hệ xã hội có ích lợi về nhiều mặt cho sự sinh tồn của loài vật:

- Việc đấu tranh chống kẻ thù sẽ hiệu quả hơn.

- Bảo vệ cá thể non, yếu sẽ tốt hơn.

- Nguồn thức ăn phong phú hơn, đảm bảo luôn đủ thức ăn cho cả đàn.

III. Một số loài động vật có tổ chức đời sống xã hội

Xã hội loài ong

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao.

Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non.và có sự phân công công việc rõ ràng:

Ong chúa: là ong cái chuyên đẻ trứng - giữ nhiệm vụ duy trì nòi giống.

Ong thợ: là ong cái, không có khả năng sinh sản, chúng làm nhiệm vụ bảo vệ tổ, chăm sóc ong chúa và ong non. Ong thợ có số lượng đông nhất đàn.

Ong mật: làm nhiệm vụ hút mật hoa.

Xã hội loài kiến.

Kiến là loài côn trùng sống thành xã hội, được phân công công việc cụ thể.

Kiến sống theo đàn, mỗi đàn kiến thường có kiến chúa, kiến đực, kiến thợ, kiến lính.

Kiến thường làm tổ trên cây, trong lòng đất.

Kiến đực: là những con kiến có cơ quan sinh dục phát triển, phần ngực nở nang; chúng có nhiệm vụ sinh sản và lao động.

Kiến chúa: là kiến cái, có nhiệm vụ sinh sản; một tổ có thể có 9 - 10 kiến chúa.

Kiến thợ: chiếm đa số trong tổ kiến, chúng là kiến cái không có khả năng sinh sản; nhiệm vụ của kiến thợ là lao động.

Kiến lính: phân hoá từ kiến thợ, chúng làm nhiệm vụ xẻ thịt con mồi thành mảnh nhỏ cho kiến thợ tha về tổ.

Xã hội loài mối.

Mối là loài có đời sống xã hội rất trật tự và có tổ chức. Mỗi tổ mối có tới hàng vạn thậm chí hàng triệu con.

Tổ mối được chia thành nhiều ngăn, mỗi loại mối ở một ngăn riêng biệt.

Mỗi tổ mối có mối vua, mối chúa, mối cánh, mối thợ và mối lính.

Mối thường sống thành những tập đoàn lớn, chúng xây tổ rất cao. Mối chúa và mối vua (nhỏ hơn mối chúa) thường sống ở trung tâm của tổ.

Mối vua, mối chúa: mối chúa lớn gấp 300 các con mối khác, đảm nhiệm chức năng sinh sản ra các cá thể khác trong đàn, một đàn có thể có vài mối vua và mối chúa.

Mối cánh: là mối non sau khi lột xác 1 lần trở thành mối cánh. Hàng năm vào cuối mùa xuân khi áp suất không khí thích hợp nhất là vào lúc trước khi mưa hoặc khi hoàng hôn chúng bay ra khỏi tổ hướng tới nơi có ánh sáng đèn. Sau 10 - 15 phút, chúng rụng cánh; một con đực tìm một con cái và chọn một địa điểm thích hợp để làm tổ mới.

Mối thợ: mối non sau khi trải qua 5 - 7 lần lột xác trở thành mối thợ. Mối thợ là thành phần quan trọng trong tổ, chiếm trên 80% tổng số cá thể. Chúng có nhiệm vụ kiếm thức ăn, xây dựng và bảo vệ tổ, nuôi mối vua, mối chúa, mối non.

Mối lính: có bộ phận đầu và hai hàm răng phát triển, đầu có hạch độc có khả năng tiết ra chất có tính axit mỗi khi tham gia chiến đấu. Mối lính làm nhiệm vụ canh phòng, báo động, trinh sát.

Tổ chức xã hội loài voi và loài khỉ

Tổ chức xã hội ở loài voi.

Voi sống chung một đàn qua nhiều năm, voi đầu đàn là con voi cái già nhất, theo sau nó là những con voi cái trưởng thành và voi con. Các thành viên trong đàn luôn sống cạnh nhau và chăm sóc cho nhau.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tập tính xã hội là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    😄😄😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 11/12/22
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      👍👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 11/12/22
      • mineru
        mineru

        😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 11/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm