Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào?

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào?

  1. Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực ở mạch máu
  2. Huyết áp tăng cao → Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu
  3. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu
  4. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não →Thụ thể áp lực ở mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu

Giải thích: Khi huyết áp tăng sẽ tác động lên các thụ thể áp lực ở mạch máu và hình thành xung thần kinh truyền theo dây hướng tâm về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não gửi đi các tín hiệu thần kinh theo dây li tâm tới tim và mạch máu làm tim và mạch co bóp chậm và yếu, mạch giãn huyết áp trở lại bình thường.

Khi huyết áp giảm thấp, cơ chế điều hòa diễn ra tương tự và ngược lại tín hiệu thần kinh sẽ điều hoà làm cho tim và mạch máu co bóp nhanh và mạnh hơn để huyết áp trở lại bình thường.

1. Huyết áp là gì?

- Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

- Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.

- Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

- Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

+ Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thủy ngân).

+ Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.

- Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Huyết áp sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim.

2. Các chỉ số của Huyết áp

Huyết áp được thể hiện bởi hai con số:

- Huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu (số lớn hơn, ứng với số trên ở máy đo huyết áp)

- Huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương (số nhỏ hơn, ứng với số dưới ở máy đo huyết áp)

Giới hạn bình thường của huyết áp:

- Chỉ số huyết áp bình thường dao động trong khoảng 90/60mmHg đến 140/90mmHg. Nhiều người thừa nhận giới hạn trên của huyết áp bình thường ở người trẻ là 145/95.

- Huyết áp được coi là thấp khi chỉ số huyết áp tối đa < 90 hoặc huyết áp tối thiểu < 60. Huyết áp được coi là cao khi chỉ số huyết áp tối đa > 140 hoặc huyết áp tối thiểu > 90.

- mmHg đọc là milimet thủy ngân, chính là đơn vị đo áp suất.

1 Torr = 1 mmHg = 133,3 Pa (Pascal)

760 mmHg = 1 atm (atmotphe)

- Cần rất thận trọng khi kết luận một người là bị tăng huyết áp và chỉ được khẳng định là bệnh khi tăng huyết áp là thường xuyên. Do đó phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày (sáng, trưa, tối), theo dõi trong nhiều ngày. Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Ở một số người huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng… chẳng hạn.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

* Có hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến huyết áp chính là yếu tố bên trong cơ thể và yếu tố bên ngoài cơ thể. Cùng xem những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp để có phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhé!

- Yếu tố bên trong cơ thể

+ Sức bóp của tim: Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp. Tim đập nhanh hay chậm đều tác động trực tiếp đến huyết áp. Nếu tim đập càng nhanh thì tạo nên áp lực máu đến thành động mạnh càng lớn từ đó huyết áp sẽ tăng cao và ngược lại.

+ Sức cản của động mạch: động mạch co giãn tốt, máu sẽ lưu thông dễ dàng hơn từ đó giúp huyết áp ổn định. Nếu thành mạch đàn hồi kém hoặc bị xơ vữa động mạch thì lượng máu sẽ lưu thông khó khăn hơn. Như vậy sức cản của động mạch càng lớn thì rất dễ dẫn đến nguy cơ cao huyết áp.

+ Lượng máu: lượng máu trong cơ thể thấp, không đủ nhiều để tạo áp lực lên thành mạch thì rất dễ có nguy cơ huyết áp thấp. Trong những trường hợp cơ thể bị mất nhiều máu dẫn đến thiếu máu đi khắp cơ thể sẽ làm giảm huyết áp.

- Yếu tố bên ngoài cơ thể

+ Tư thế ngồi: Khoa học đã chứng minh tư thế ngồi hoặc đứng sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp trung bình của mỗi người. Đây là một yếu tố ít ai ngờ tới và thường xuyên mắc phải. Ngồi sai tư thế sẽ làm lượng máu lưu thông khó khăn và dẫn đến huyết áp luôn ở mức không ổn định.

+ Thói quen ăn uống, sinh hoạt: chế độ ăn uống hằng ngày không chỉ ảnh hưởng đến huyết áp mà còn ảnh hưởng đến nhiều bệnh lý khác. Ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá… sẽ ảnh làm xơ cứng thành mạch, huyết áp.

+ Sinh hoạt không điều độ, làm việc căng thẳng, thường xuyên thức khuya, ít tập thể dục… cũng là những nguyên nhân làm huyết áp không ổn định. Trong thời đại ngày nay, con người luôn phải bận rộn và đối mặt với tình trạng stress nặng nề làm huyết áp bất ổn.

4. Bệnh lý do huyết áp gây ra nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp mất ổn định được xem là "sát thủ thầm lặng" vì nó thường không có triệu chứng rõ ràng và diễn biến âm thầm, gây nên những biến chứng nguy hiểm. Nếu không có biện pháp phát hiện kịp thời hoặc phòng tránh, các bệnh lý về huyết áp sẽ tàn phá cơ thể rất cao.

Huyết áp cao nguy hiểm thế nào?

- Huyết áp cao có thể gây ra nhiều nhiều biến chứng nặng nề như tê liệt nữa người, hôn mê sâu, suy tim, thiếu máu cơ tim, thậm chí là tử vong.

- Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phình động mạch, suy thận mãn… là những mối nguy hiểm do huyết áp cao gây ra. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ, mất sức lao động nếu tình trạng này kéo dài.

Huyết áp thấp nguy hiểm ra sao?

- Huyết áp thấp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm không kém. Người bị tụt huyết áp nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh làm thiếu oxy cho các cơ quan chức năng và tế bào cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

5. Phương pháp giúp huyết áp ổn định

- Ăn uống hợp lý

- Hạn chế thói quen ăn mặn, không sử dụng quá 6g muối natri một ngày. Để phòng tránh các bệnh về huyết áp thì nên có chế độ ăn uống hợp lý như: tăng khẩu phần ăn có chứa nhiều Kali, Canxi như rau củ quả, các loại hạt, các loại sữa,…

- Hạn chế sử dụng chất kích thích

- Theo nhiều nghiên cứu, rượu bia và các chất kích thích cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ tim mạch và huyết áp. Nam giới không nên uống vượt quá 30 gram, nữ giới không nên uống vượt quá 20 gram rượu mỗi ngày.

- Rèn luyện thể thao đều đặn

- Tập thể dục đều đặn giúp giảm hấp thụ nhiệt lượng, huyết áp được hạ thấp. Mỗi ngày, nên dành từ 30 - 45 phút để tập luyện các môn thể thao nhẹ. Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, những trò chơi vận động khác,… là những hình thức luyện tập bạn nên thử. Lưu ý rằng trước và sau khi tập luyện, nên thư giãn 5 phút.

- Cân bằng tâm lý

- Trạng thái buồn phiền hay lo lắng, bi quan cũng gây tác động tới tim mạch, dễ làm tăng huyết áp. Chính vì vậy hãy có một lối sống lành mạnh, vui vẻ. Không làm việc quá sức, không để bản thân quá căng thẳng. Cần kết hợp làm việc học tập nghỉ ngơi khoa học và hợp lý.

- Dùng máy đo huyết áp theo dõi huyết áp tại nhà

- Đo huyết áp sẽ giúp bạn theo dõi sát sao được chỉ số huyết áp của mình. Chính vì vậy, trang bị thiết bị sức khỏe này trở nên đặc biệt cần thiết.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 40
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Bông
    Gấu Bông

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 05/12/22
    • Gia Kiet Hoang ...
      Gia Kiet Hoang ...

      👌👌👌👌👌👌👌

      Thích Phản hồi 05/12/22
      • Công chúa béo
        Công chúa béo

        🤟🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 05/12/22

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm