Kết quả sinh trưởng sơ cấp ở thực vật hai lá mầm là?
Kết quả sinh trưởng sơ cấp ở thực vật hai lá mầm là? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật hai lá mầm
Câu hỏi: Kết quả sinh trưởng sơ cấp ở thực vật hai lá mầm là?
- làm cho thân, rễ cây dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
- tạo mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi.
- tạo lóng do hoạt động của mô phân sinh lóng.
- tạo biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.
Trả lời
Đáp án đúng: A
Kết quả sinh trưởng sơ cấp ở thực vật hai lá mầm là làm cho thân, rễ cây dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
I. Khái niệm sinh trưởng của thực vật
Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
VD: Sự tăng về số lượng lá trên thân cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thích của cành hoa.
II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
1. Các mô phân sinh
- Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.
- Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
- Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm)
Các loại mô phân sinh | Mô phân sinh đỉnh | Mô phân sinh bên | Mô phân sinh lóng |
Vị trí | Chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ | ở thân, rễ của cây Hai lá mầm | ở mắt của thân cây Một lá mầm |
Chức năng | Làm cho thân, rễ cây dài ra | Làm dày thân và rễ | Làm thân cây dài ra |
2. Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
* Đặc điểm:
- Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm
- Làm tăng chiều dài của thân và rễ
- Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng (ở thực vật 1 lá mầm) tạo ra.
3. Sinh trưởng thứ cấp
Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.
* Đặc điểm: Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm.
So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?
→ Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày (đường kính) của cây do hoạt động của mô phân sinh bên (tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Các nhân tố bên trong
Sinh trưởng chịu ảnh hưởng của đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, của loài cây.
Ví dụ, ở giai đoạn măng, cây tre sinh trưởng nhanh (có thể hơn 1m/ngày), về sau thì chậm lại.
Các nhân tố bên ngoài
- Nhiệt độ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật.
- Hàm lượng nước: sinh trưởng của cơ thể thực vật phụ thuộc vào độ no nước của tế bào mô phân sinh, nơi diễn ra quá trình phân chia và sinh trưởng dãn dài của tế bào. Tế bào chỉ có thể sinh trưởng được trong điều kiện no nước của tế bào không thấp hơn 95%.
- Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng về 2 mặt:
+ Thông qua sự ảnh hưởng đến quang hợp (tích lũy sinh khối khô là cơ sở cho sinh trưởng)
+ Biến đổi hình thái (cây mọc trong bóng tối thì mọc vống lên, còn ở ngoài sáng thì mọc chậm lại)
- Ôxi rất cần cho sinh trưởng của thực vật. Nồng độ ôxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế
- Dinh dưỡng khoáng: Thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là thiếu nitơ thì sinh trưởng của cây bị ức chế, thậm chí cây bị chết.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Kết quả sinh trưởng sơ cấp ở thực vật hai lá mầm là? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11 và đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.