Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

So sánh sinh sản vô tính ở động vật và thực vật

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài So sánh sinh sản vô tính ở động vật và thực vật được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

A. Khái niệm sinh sản vô tính là gì?

Sinh sản vô tính được định nghĩa là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cá, con cái giống nhau và giống cá thể mẹ.

I. Sinh sản vô tính ở thực vật

1. Khái niệm

Sinh sản vô tính ở thực vật là gì? – Sinh sản vô tính chính là hình thức sinh sản được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất. Các thế hệ con con được sinh ra và sẽ được thừa hưởng các gen chỉ từ cơ thể mẹ đó. Với hình thức sinh sản này không liên quan đến sự giảm phân cũng như số bộ nhiễm sắc thể.

Các thế hệ con con sẽ di truyền chính xác và trở thành bản sao di chuyển chính xác của cơ thể mẹ. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ chính là trường hợp tự thụ phấn automixer.

Sinh sản vô tính thực vật có thể định nghĩa chính xác hơn là agamogenesis đây là sự sinh sản mà không cần hợp nhất của các giao tử. Sinh sản vô tính thường gặp ở các sinh vật đơn bào như: Vi khuẩn, vi khuẩn cổ, sinh vật nguyên sinh. Bên cạnh đó còn gặp ở các loại nấm cũng như thực vật cũng thuộc dạng sinh sản vô tính.

Hầu hết các sinh vật nhân sơ sinh sản theo hình thức sinh sản vô tính. Hình thức sinh sản này đều là sự hình thành và hợp nhất giao tử. Dạng sinh vật này sinh ra do cơ chế của sự chuyển gen hàng ngang như chuyển hóa, tải nạp, kết hợp. Đối với các sinh vật đa bào và các loại động vật thì cũng có thể có sinh sản hữu tính.

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

a) Sinh sản bào tử

- Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.

- Ví dụ: Rêu, dương xỉ.

b) Sinh sản sinh dưỡng

- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của cơ thể mẹ.

- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:

+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên (thân bò, thân rễ, thân củ, rễ củ, lá…).

+ Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (nhân giống vô tính).

⇒ Nhận xét cơ chế sinh sản vô tính:

- Ưu: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.

- Nhược: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ.

3. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.

a) Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật

- Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.

b) Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người.

- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người

- Nhân nhanh giống cây trồng

- Tạo giống cây sạch bệnh

- Phục chế giống quý đang bị thoái hóa

- Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp

II. Sinh sản vô tính ở động vật

1. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Phân đôi

- Đại diện: Động vật đơn bào và giun dẹp.

- Đặc điểm: Dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân bằng cách tạo ra eo thắt.

Nảy chồi

- Đại diện: Bọt biển, ruột khoang.

- Đặc điểm: Dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra một chồi con.

Phân mảnh

- Đại diện: Bọt biển, giun dẹp

- Đặc điểm: Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới.

Trinh sinh

- Đại diện: Có ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp; một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát cũng có hiện tượng trinh sinh.

- Đặc điểm: Dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ NST đơn bội.

2. Ý nghĩa của sinh sản vô tính ở động vật

+ Cá thể sống độc lập đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống với cá thể mẹ về mặt di truyền.

+ Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.

+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định và ít biến đổi.

- Hạn chế của sinh sản vô tính: tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến chết hàng loạt, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.

B. So sánh sinh sản vô tính ở động vật và thực vật

Sinh sản vô tính ở động vật là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không cây sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

- Giống nhau

+ Sinh sản vô tính ở thực vật và động vật đều có cơ sở tế bào học là nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) vì vậy các cá thể mới được tạo ra giống nhau và giống hệt cơ thể gốc về mặt di truyền.

+ Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái (không có sự tổ hợp lại vật chất di truyền).

- Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, các cá thể con sinh ra giống hệt nhau và giống hệt mẹ về di truyền.

- Cơ thể mới được tạo ra bằng hình thức nguyên phân.

- Khác nhau

Sinh sản vô tính ở động vật

Sinh sản vô tính ở thực vật

Hình thức sinh sản: Trinh sinh, phân đôi, nảy chồi, phân mảnh.

Hình thức sinh sản: Sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu So sánh sinh sản vô tính ở động vật và thực vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Milky Nugget
    Milky Nugget

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 09/12/22
    • Khang Anh
      Khang Anh

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 09/12/22
      • Bon
        Bon

        😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 09/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm