Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nêu đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hút nước

Nêu đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hút nước được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hút nước?

Trả lời:

Rễ là cơ quan hút nước của cây. Rễ hút được nước là nhờ hệ thống lông hút.

Đặc điểm hình thái của rễ thực vật giúp chúng thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng:

- Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan tỏa hướng đến nguồn nước

- Rễ hình thành liên tục với số lượng lông hút khổng lồ, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, nhờ vậy sự hấp thu nước và các ion khoáng được thuận lợi.

1. Rễ là gì?

Rễ là cơ quan dinh dưỡng ở dưới đất của cây, có chức năng hấp thu nước và muối khoáng hòa tan trong nước và giữ chặt cây trong đất. Trong nhiều trường hợp rễ còn làm chức năng dự trữ các chất dinh dưỡng. Hình thái và cấu tạo của rễ rất đa dạng, phụ thuộc vào sự chuyển hoá theo chức năng sinh lý và thích ứng với môi trường.

2. Phân loại rễ

Để phân loại rễ người ta căn cứ theo nhiều tiêu chí.

- Nếu trong quá trình sinh trưởng vòng đời của thực vật thì sẽ có hai loại: rễ sơ sinh và rễ thật.

+ Rễ sơ sinh: Là rễ của thực vật phát triển đầu tiên khi hạt cây (hoặc cơ quan sinh sản) nảy mầm. Sau đó thì rễ này có thể là tiêu biến đi hoặc phát triển tiếp gắn bó với vòng đời sinh trưởng của thực vật.

+ Rễ thực thụ: Là những rễ cây sinh ra trong quá trình phát triển của cây, chúng có thể là mới hoàn toàn hoặc phát triển từ rễ sơ sinh.

- Nếu phân loại vào vị trí của rễ cây thì chúng ta có thể phân loại thành ba loại chính: Rễ chính, rễ phụ, rễ bên.

+ Rễ chính: Chính là rễ sơ sinh phát triển thành. Việc tồn tại loại rễ này là tùy từng loài thực vật.

+ Rễ phụ: Ở nhiều loài thực vật, sau khi rễ sơ sinh hoàn thành nhiệm vụ phát triển của giai đoạn nảy mầm thì sẽ tiêu biến đi, và thay vào đó là phát triển từ cổ rễ ra các rễ mới đảm bảo quá trình phát triển của cây.

+ Rễ bên: Là các rễ phát triển trong quá trình phát triển của cây khi chúng được mọc ra, phân nhánh từ rễ chính hoặc rễ phụ mà không phải mọc ra từ cổ rễ của cây.

- Bộ rễ của thực vật sẽ được phân loại dựa theo số lượng và cấu tạo từ các rễ của cây. Thường sẽ phân loại thực vật theo hai hệ rễ:

+ Hệ rễ cọc: Là cấu tạo của bộ rễ mà trong đó chỉ có tồn tại hai loại rễ là rễ chính và rễ bên.

+ Hệ rễ chùm: Là bộ rễ có cấu tạo chỉ từ các rễ phụ và rễ bên.

3. Cấu tạo sơ cấp của rễ

Cấu tạo sơ cấp của rễ bao gồm:

Biểu bì

Biểu bì của rễ là phần ngoài cùng của rễ. Biểu bì ở rễ non được chuyên hoá là mô hấp thụ và thường hình thành nên các lông rễ. Lông rễ là phần kéo dài ra của biểu bì. Biểu bì như một mô che chở, vai trò chủ yếu của nó là bảo vệ và giảm bớt sự mất nước trong phần vỏ rễ.

Vỏ

Vỏ rễ chủ yếu gồm mô mềm. Phía ngoài mô mềm (dưới biểu bì) có thể có một hoặc một số lớp ngoại bì và lớp trong cùng được phân hoá thành nội bì.

Tế bào mô mềm của vỏ rễ thường có không bào lớn. Lạp trong tế bào thường chứa tinh bột.

Nội bì

Nội bì là lớp trong cùng của vỏ rễ đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dung dịch đất giữa vỏ và trụ dẫn nhờ có đai Caspary.

Thực nghiệm cho thấy các chất hòa tan chuyển vận qua vỏ vào vách tế bào (con đường apoplast) bị chặn lại do có đai Caspary được tăng cường thêm để chuyển qua chất nguyên sinh của tế bào nội bì. Nội bì thường chỉ gồm một lớp tế bào.

Ngoại bì

Ngoại bì là lớp xuất hiện ở dưới biểu bì và chuyên hoá như một mô bì.

Về cấu tạo và tính chất mô học thì ngoại bì giống nội bì. Trong tế bào ngoại bì có thể còn giữ chất nguyên sinh. Ngoại bì có thể là một lớp hoặc một số lớp tế bào; có thể có những tế bào có vách xenlulose mỏng, những tế bào đó giữ vai trò của các tế bào cho qua.

Trụ dẫn

Trụ dẫn gồm mô dẫn và các tế bào không dẫn truyền, ở phía ngoài là vỏ trụ.

Vỏ trụ có thể hoàn toàn là mô mềm hoặc có cả mô cứng. Thông thường vỏ trụ có cấu tạo bởi một lớp tế bào, nhưng cũng có thể có nhiều lớp. Vỏ trụ hình thành nên các rễ bên và trong nhiều rễ, vỏ trụ còn hình thành cả tầng sinh bần sinh ra chu bì của rễ.

- Xylem trong rễ, nhìn trên bản cắt ngang là một lõi rắn đặc có gợn hình chóp hướng về phía vỏ trụ.

- Các bó phloem xếp xen kẽ với các chóp xylem.

Sự phát triển của rễ bên

Rễ bên được hình thành ở phần ngoại vi của trụ dẫn, cách mô phân sinh tận cùng một khoảng dài ngắn khác nhau. Được sinh ra từ lớp sâu bên trong cho nên rễ bên có nguồn gốc nội sinh. Theo trình tự phát triển mà có thể phân biệt rễ bên cấp 2 (rễ bên của rễ chính), rễ bên cấp 3 (rễ bên của rễ cấp 2) …

Rễ bên xuất hiện từ vỏ trụ ở vị trí các cực xylem của rễ mẹ và thường là ổn định trong một kiểu rễ. Tuy nhiên rễ bên cũng có thể xuất hiện ở những nơi mà nội bì và vỏ trụ đã có vách thứ cấp hóa gỗ (ví dụ rễ ngô).

* Chồi trên rễ

Là sự xuất hiện chồi trên rễ. Chồi này sẽ phát triển thành cây. Dựa vào đặc điểm này mà người ta có thể nhân giống cây bằng việc chắn rễ.

4. Hình thái của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hút nước

Hình thái của hệ rễ

Rễ là cơ quan hút nước của cây. Rễ hút được nước là nhờ hệ thống lông hút.

Đặc điểm hình thái của rễ thực vật giúp chúng thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng:

- Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan tỏa hướng đến nguồn nước

- Rễ hình thành liên tục với số lượng lông hút khổng lồ, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, nhờ vậy sự hấp thu nước và các ion khoáng được thuận lợi.

Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ

- Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng nhất.

Ví dụ: cây lúa sau khi cấy 4 tuần đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km và tổng diện tích bề mặt xấp xỉ 285m2, chủ yếu do tăng số lượng lông hút.

- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, có áp suất thẩm thấu lớn.

- Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit (chua) hay thiếu ôxi

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hút nước. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    🤙🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 06/12/22
    • Heo Ú
      Heo Ú

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 06/12/22
      • Nấm lùn
        Nấm lùn

        😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 06/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm