Tại sao gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường?

Tại sao gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Tại sao gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường?

Câu hỏi: Tại sao gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường?

Trả lời:

Do tinh hoàn chứa hoocmon testosteron, khi cắt tinh hoàn trong cơ thể gà trống sẽ không chứa hoocmon testosteron do đó cơ thể không hình thành các tính trạng sinh dục phụ thứ cấp như (mào, cựa, gáy, bản năng sinh dục). Ngoài ra hoocmon testosteron có vai trò phát triển cơ bắp nên khi thiếu gà sẽ không phát triển cơ bắp dẫn đến béo

1. Khái niệm chung về gà trống

+ Gà trống, đôi khi còn gọi là gà sống là gà giống đực của loài Gallus gallus, tức gà nhà. Con gà giống cái là gà mái. Gà trống có một số đặc tính là hay cất tiếng gáy và canh giữ một khu vực nhất định, quyết không cho gà trống khác xâm phạm.

+ Gà trống tuy vóc dáng lớn hơn gà mái nhưng thịt gà trống thường dai, không ngon. Muốn vỗ gà trống cho béo thì người nuôi cần thiến gà bằng cách loại bỏ hai dịch hoàn là bộ phận sinh dục ở trong bụng gà. Kết quả là gà trống thiến bớt hung hăng, bớt hiếu động và dễ tăng cân. Thịt gà trống thiến vì vậy có tiếng là ngon và mềm hơn.

2. Tại sao phải thiến gà trống?

+ Gà trống tuy có vóc dáng lớn hơn gà mái nhưng thịt gà thường dai, không ngon và ít thịt. Nhằm khắc phục điều đó, người ta thường thiến gà trống để gà bớt hung hăng, bớt hiếu động và dễ tăng cân.

+ Gà trống thiến thường to hơn, nặng hơn gà bình thường khoảng 15 – 25% (tùy giống gà), chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc và ngọt mềm. Ngoài ra, gà trống thiến còn có quá trình sinh trưởng và phát triển rất tốt trong khi chăn nuôi.

3. Cách thiến gà trống hiện nay

Người ta thường thiến gà bằng cách loại bỏ hai dịch hoàn là bộ phận sinh dục ở trong ruột gà. Ngày nay, có 2 phương pháp thiến chính là thiến móc (thiến bụng) và thiến sườn. Trước khi thiến 6-12h không được cho gà ăn.

+ Thiến móc: cách thiến gà này người chăn nuôi sẽ rạch một vết nhỏ bằng 2 đầu ngón ở bụng gà gần phao câu. Phần da này bên dưới không có xương nên khi rạch ra có thể cho 2 ngón tay vào để móc tinh hoàn của gà ra. Do cách làm như vậy nên kiểu thiến gà này gọi là thiến móc. Sau khi thiến xong, chúng ta dùng chỉ khâu lại vết rạch và để gà tự liền. Do cách thiến bụng làm gà bị chảy nhiều máu, tỉ lệ sống của gà thiến chỉ khoảng 70% nên hiện nay người dân ít thiến kiểu này mà dùng phương pháp thiến sườn.

+ Thiến sườn: cách thiến sườn này phức tạp hơn chút. Đầu tiên phải đè cho gà nằm ngang. Rạch một vết ở phần sườn của gà gần vị trí tinh hoàn. Dùng chỉ làm thành một cái thòng lọng nhẹ nhàng móc vào tinh hoàn. Dùng một que xiên xiên vào tinh hoàn vừa móc thòng lọng. Dùng thòng lọng lựa sao cho dịch hoàn chui vào rồi dùng xiên xiên vào dịch hoàn, kéo thòng lọng cho đứt cuống dịch hoàn, nhấc xiên kéo dịch hoàn ra. Dịch hoàn còn lại cũng thao tác như vậy. Sau đó khâu lại và sát trùng vết thương. Sau khi đã loại bỏ được 2 tinh hoàn của gà thì khâu lại về rạch. Cách làm này phức tạp hơn nhưng gà mất máu ít nên tỉ lệ sống cao hơn phương pháp thiến móc.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tại sao gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 457
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 10/12/22
    • Friv ッ
      Friv ッ

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 10/12/22
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 10/12/22

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm