Sinh vật sản xuất là gì?
Sinh vật sản xuất là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Sinh vật sản xuất
Câu hỏi: Sinh vật sản xuất là gì?
Trả lời:
Sinh vật được gọi sản xuất khi chúng có khả năng tạo ra các hợp chất hữu cơ để nuôi sống cơ thể của mình. Trong các trường hợp sinh vật này có khả năng sử dụng ánh nắng mặt trời để quang hợp tạo ra chất hữu cơ. Các dạng sinh vật này đóng vai trò cực kỳ quan trọng, cần thiết trong hệ sinh thái.
Một sinh vật tự dưỡng còn gọi là sinh vật sản xuất, là một tổ chức sản xuất ra các hợp chất hữu cơ phức tạp (ví dụ như cacbohydrat, chất béo và protein) từ những hợp chất đơn giản tồn tại xung quanh nó, thường sử dụng năng lượng từ ánh sáng (quang hợp) hoặc các phản ứng hóa học vô cơ (hóa tổng hợp).Chúng là những sinh vật sản xuất trong chuỗi thức ăn, ví dụ như thực vật trên cạn hoặc tảo trong nước (tương phản với sinh vật dị dưỡng, là những sinh vật tiêu thụ sinh vật tự dưỡng). Chúng không cần một nguồn năng lượng hoặc cacbon hữu cơ sống. Sinh vật tự dưỡng có thể oxy hóa khử cacbon dioxide để tạo ra các hợp chất hữu cơ cho quá trình sinh tổng hợp và cũng tạo ra một nguồn dự trữ năng lượng hóa học. Hầu hết sinh vật tự dưỡng sử dụng nước với vai trò là tác nhân khử, nhưng một số có thể sử dụng các hợp chất hydro khác ví dụ như hydro sulfide. Một số sinh vật tự dưỡng, ví dụ như thực vật và tảo, là sinh vật quang dưỡng, tức là chúng chuyển hóa năng lượng điện từ từ ánh sáng mặt trời thành hóa năng dưới dạng cacbon khử
1. Các dạng của sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái
Thông thường dạng sinh vật này có hoạt động quang hợp tạo ra chất hữu cơ. Các dạng sinh vật bao gồm thực vật, vi khuẩn lam, vi khuẩn nguyên sinh, sinh vật đơn bào khác.
- Thực vật bao gồm cây cối có khả năng quang hợp, lấy oxy và năng lượng mặt trời để tạo ra hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể của mình.
- Vi khuẩn lam thường được gọi là tảo lục lam hay tảo lam. Thuộc ngành vi khuẩn có khả năng quang hợp để tạo ra các hợp chất hữu cơ. Tên khoa học của vi khuẩn lam là cyanobacteria bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa lam.
- Sinh vật nguyên sinh hay còn gọi sinh vật nhân chuẩn. Chúng có kích thước nhỏ và chỉ được quan sát dưới kính hiển vi. Đây cũng là một trong những dạng sinh vật có khả năng sản xuất các chất hữu cơ.
Sinh vật sản xuất đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hệ sinh thái cũng như đối với chuỗi thức ăn. Được đánh giá một trong những nguồn thức ăn quan trọng trong chuỗi thức ăn để nuôi sống sinh vật và con người. Nếu vắng mặt các sinh vật có vai trò sản xuất sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái cũng như ảnh hưởng đến sự diệt vong của các loại còn lại.
2. Một hệ sinh thái không thể thiếu 3 loại sinh vật sau
Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm quần thể sinh vật chung sống với nhau và phát triển thành một môi trường nhất định. Tất cả các loại sinh vật sống chung trong môi trường đó sẽ có mối quan hệ tương tác với nhau và cả môi trường mà chúng sống trong đó.
2.1. Cách phân loại hệ sinh thái
Hệ sinh thái sẽ được phân loại dựa theo kích thước lớn nhỏ của nó. Trong đó có 3 loại phổ biến:
- Hệ sinh thái nhỏ chẳng hạn như một cái hồ nuôi cá
- Hệ sinh thái vừa ví dụ như hồ chứa nước hoặc một thảm rừng
- Hệ sinh thái lớn sẽ bao gồm là rừng hoặc đại dương
Tất cả các hệ sinh thái có trên bề mặt trái đất này sẽ được tổng hợp tạo thành một hệ sinh thái khí quyển khổng lồ. Trong đó có hai thành phần chính luôn trao đổi thông tin và năng lượng với nhau là vô sinh và sinh vật.
2.2. Loại sinh vật không thể thiếu được trong hệ sinh thái
Tất cả các loại sinh vật có trong hệ sinh thái sẽ có mối quan hệ với nhau. Đồng thời chúng sẽ có mối quan hệ với hệ sinh thái. Và ba loại sinh vật không thể thiếu được trong hệ sinh thái bao gồm
Sinh vật phân hủy: đại diện cho sinh vật phân hủy bao gồm nấm và vi khuẩn. Những loài sinh vật này sẽ có chức năng là phân hủy các xác chết của các sinh vật khác đồng thời chuyển hóa chúng thành các loại thành phần dinh dưỡng cho thực vật.
Sinh vật sản xuất: là các loại sinh vật có chức năng tổng hợp các chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh nắng mặt trời.
Sinh vật tiêu thụ: là hệ thống động vật với các cấp bậc khác nhau. Đối với động vật bậc 1 sẽ chuyên ăn thực vật còn động vật bậc hai sẽ chuyên ăn thịt.
Quá trình tổng hợp và phân hủy các chất hữu cơ cũng như năng lượng sẽ diễn ra theo một hệ thống. Và vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái là một vòng tuần hoàn hoàn toàn khép kín. Trong khi đó vòng tuần hoàn năng lượng lại là một vòng tuần hoàn mở.
Sinh vật sản xuất là những loại sinh vật có khả năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng nhờ quá trình quang hợp. Năng lượng sẽ tập trung vào các hợp chất hữu cơ. Tạo ra một nguồn thực phẩm để cung cấp cho các loại sinh vật tiêu thụ.
Sinh vật tiêu thụ là những loại sinh vật tiêu thụ các hợp chất hữu cơ phức tạp có sẵn trong môi trường sống.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là sẽ tiêu thụ trực tiếp các loại sinh vật sản xuất. Chủ yếu là các loài động vật ăn thực vật hoặc các loại động vật hoặc thực vật sống kí sinh trên cây xanh cũng thuộc loại này.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là các loại sinh vật tiêu thụ bậc 1. Tức là các loài động vật ăn thịt các loài động vật ăn thực vật.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 3 thức ăn chủ yếu là các sinh vật tiêu thụ bậc 2. Nó bao gồm các loài động vật ăn thịt ăn các loại động vật ăn thịt khác.
Sinh vật phân hủy là những loại vi sinh vật động vật nhỏ bé hoặc các loại vi sinh vật hoại sinh có khả năng phân hủy các chất hữu cơ thành vô cơ. Nó cũng bao gồm những nhóm sinh vật chuyển hóa các chất vô cơ từ dạng này sang dạng khác.
Để duy trì được chất lượng của môi trường cũng như duy trì sự cân bằng tự nhiên. Cũng như đảm bảo các hoạt động của con người đạt được hiệu quả tốt nhất thì chúng ta cần phải phát triển kinh tế hài hòa với tự nhiên. Việc quy hoạch và quản lý lãnh thổ phải dựa trên quan điểm sinh thái. Để từ đó chúng ta có thể duy trì, phát triển được một hệ sinh thái cân bằng và bền chắc.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Sinh vật sản xuất là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11 và đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.