Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng

Độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng là

  1. 5-5,5
  2. 6-6,5
  3. 7-7,5
  4. 8-9

Lời giải:

Đáp án B

Độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng là 6-6,5

I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng

1. Hình thái của hệ rễ

Rễ là cơ quan hút nước của cây. Rễ hút được nước là nhờ hệ thống lông hút.

Đặc điểm hình thái của rễ thực vật giúp chúng thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng:

- Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan tỏa hướng đến nguồn nước

- Rễ hình thành liên tục với số lượng lông hút khổng lồ, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, nhờ vậy sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.

Các dạng biến thái của rễ:

+ Rễ củ: là dạng biến thái không phải chỉ riêng của rễ, mà có sự tham gia của trụ trên và trụ dưới của lá mầm, ở những cây sống 2 năm, rễ củ phát triển như một cơ quan dự trữ mà ở năm thứ 2 thì từ rễ đó phát triển thân, hoa, quả... (Cà rốt, Củ cải).

+ Rễ chống (rễ cà kheo): là kiểu rễ đặc trưng cho những cây sống ở vùng ngập mặn ven biển, những cây này có rễ phụ phát triển mạnh thành hình cung rồi cắm xuống đất làm thành hệ thống chống đỡ cho cây chịu được những tác động của sóng, gió thủy triều... (rễ cây Đước, Sú, Ráy và Dứa dại...).

+ Rễ bạnh: là rễ nằm ở vị trí chuyển tiếp với thân, nằm nổi trên mặt đất và phát triển thành những phiến lớn, thường gặp ở những cây gỗ vùng nhiệt đới (Đa, Sấu).

+ Rễ không khí: là những rễ phụ phát triển từ thân, buông lơ lửng trong không khí, thường có màu lục (do tế bào chứa diệp lục) ở trên bề mặt của những rễ này thường có một lớp vêlamen dày, đó là những tế bào chết, có màng dày hóa bần có khả năng hấp thụ nước trong không khí, rễ không khí thường gặp ở cây họ Ráy (Araceae) và cây họ Lan (Orchidaceae).

+ Rễ biểu sinh: thường gặp ở những cây biểu sinh, là những cây sống trên những cây khác nhưng không phải ký sinh hay hoại sinh. Cây biểu sinh thường bám vào phần vỏ của những cây gỗ lớn nhờ những rễ dẹp, những rễ này có khả năng hấp thụ nước chảy dọc theo thân của cây chủ, rễ cây thường có màu lục (rễ cây của một số loài Lan)

+ Rễ bám: là đặc điểm của một số dây leo, các rễ này giúp cho cây bám chắc vào giá thể (Trầu không, Tiêu...). + Rễ hô hấp: thường gặp ở những cây ngập mặn hoặc các cây sống ở vùng đầm lầy, ở những nơi rễ khó hấp thụ không khí, ở những cây này có các rễ chuyên hóa, ngoi lên khỏi mặt nước để hô hấp , trên bề mặt của rễ có rất nhiều lỗ vỏ: cây Bụt mọc (Taxodium distichum); Bần (Soneratia); Vẹt (Bruguiera).

+ Rễ giác mút: là rễ của các cây ký sinh hoặc bán ký sinh những cây này có hệ rễ đâm sâu vào nhu mô vỏ và các bó mạch của những cây khác để hút nước và các chất hữu cơ (cây Tầm gửi - cây nửa ký sinh vì có khả năng quang hợp).

+ Rễ thắt nghẹt (rễ bóp cổ): là kiểu rễ thường gặp ở những cây thuộc chi Ficus (Si, Đa, Bồ đề) có hệ rễ phụ phát triển mạnh bóp chết cây chủ.

2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ

- Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng nhất.

Ví dụ, cây lúa sau khi cấy 4 tuần đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km và tổng diện tích bề mặt xấp xỉ 285m2, chủ yếu do tăng số lượng lông hút.

- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, có áp suất thẩm thấu lớn.

- Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit (chua) hay thiếu ôxi

II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút

a) Hấp thụ nước

- Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước).

- Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:

+ Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hút.

+ Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất.

b) Hấp thụ ion khoáng

- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp).

+ Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ

- Theo 2 con đường: gian bào và tế bào chất.

+ Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tế bào và các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào. Con đường này đi đến nội bì đai Caspari (đai này điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ).

+ Con đường tế bào chất: đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào.

III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

- Các yếu tố ngoại cảnh như: áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ pH, độ thoáng của đất …ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi nhiệt độ giảm thì sự hút nước của rễ giảm. Về mùa lạnh, khi nhiệt độ thấp, cây bị héo vì rễ không hút được nước

- Ảnh hưởng của ôxi: Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì sự hút nước giảm.

- Ảnh hưởng của độ pH của dung dịch đất. Độ pH ảnh hưởng đến nồng độ của các chất trong dung dịch đất và khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch tế bào thấp thì sự hút nước sẽ yếu.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    🤝🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 06/12/22
    • Gấu Đi Bộ
      Gấu Đi Bộ

      💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 06/12/22
      • Phúc Huy
        Phúc Huy

        🖐🖐🖐🖐🖐🖐

        Thích Phản hồi 06/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm