Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong?
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Cân bằng nội môi
Câu hỏi: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong?
- Tế bào
- Mô
- Cơ thể
- Cơ quan
Lời giải:
Đáp án đúng: C - Cơ thể
Giải thích:
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể
1. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi
* Khái niệm:
- Nội môi là: môi trường ở bên trong và bao gồm hết tất cả các yếu tố hóa lý, đây là môi trường mà tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất.
- Cân bằng nội môi là: duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Từ đó giúp cho tất cả mọi hoạt động sống được diễn ra một cách bình thường nhất.
- Khi môi trường bên trong cơ thể biến động các điều kiện lý hóa và không duy trì được sự ổn định bình thường thì sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi. khiến cho các cơ quan, các tế bào bị rối loạn, biến đổi và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Ví dụ: bệnh cao huyết áp, tiểu đường…
* Ý nghĩa của việc cân bằng nội môi: Vậy nên, việc duy trì cân bằng nội môi có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình sống của con người. Cụ thể như sau:
- Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. → đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
+ Giúp nồng độ các chất glucozơ, khối lượng nước, axit amin, các ion,… được duy trì sự cân bằng.
+ Giúp duy trì huyết áp, áp suất thẩm thấu, độ pH của môi trường bên trong cơ thể được cân bằng.
+ Đảm bảo quá trình thực hiện chức năng sinh lý cũng như sự tồn tại của các tế bào cơ thể với quá trình tham gia của các loại enzym.
- Khi điều kiện lí hóa của môi trường bị biến động → không duy trì được sự ổn định → rối loạn hoạt động của các tế bào hoặc các cơ quan → bệnh lí hoặc tử vong
2. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi
- Bộ phận tiếp nhận kích thích: Đây là bộ phận có vị trí nằm tại cơ quan thụ thể (thụ cảm). Đây là bộ phận có vai trò tiếp nhận mọi kích thích từ phái bên ngoài và môi trường bên trong cơ thể. Sau đó, chúng sẽ tạo nên các xung thần kinh dẫn truyền về bộ phận điều khiển và tinh chỉnh.
- Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển các hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
- Bộ phận thực hiện: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu… Những bộ phận này sẽ tăng, giảm hoạt động bằng cách dựa vào các tín hiệu thần kinh hoặc hormone được gửi đi từ bộ phận tinh chỉnh và điều khiển. Từ đó, giúp môi trường nội môi được đưa về và duy trì ở trạng thái ổn định và cân bằng.
- Những trả lời của bộ phận thực hiện tác động ngược lại đối với bộ phận tiếp nhận kích thích gọi là liên hệ ngược
3. Điều hòa hoạt động cân bằng nội môi
- Hệ thần kinh: gồm 3 thành phần: phần cảm thụ (đầu vào), cơ quan xử lý và phần phản ứng (đầu ra). Hệ thần kinh tự chủ điều hành một cách vô thức chức năng nhiều cơ quan, như hoạt động bơm máu của tim, chuyển động của ống tiêu hóa, sự tiết của nhiều cơ quan.
- Hệ nội tiết: 8 tuyến nội tiết tiết ra các hooc-môn để điều hòa hoạt động của các tế bào, như hooc-môn tuyến giáp làm tăng các phản ứng sinh hóa trong mọi tế bào, insulin điều hòa chuyển hóa glucozơ, hooc-môn vỏ tuyến thượng thận điều hòa Na+, K+ cũng như chuyển hóa protein, hooc-môn tuyến cận giáp điều hòa canxi và phosphat v.v.
4. Vai trò của hệ bài tiết với cân bằng nội môi
Sau đây là những vai trò cụ thể của cân bằng nội môi và hệ bài tiết mà bạn có thể tham khảo:
* Vai trò của thận
- Thận có vai trò quan trọng trong việc điều hòa cân bằng áp suất cũng như ổn định áp suất thẩm thấu cũng như tăng khả năng thải bớt nước hoặc tái hấp thụ các chất hòa tan trong máu.
- Trong trường hợp cơ thể hấp thụ một lượng lớn chất mặn hay đổ mồ hôi khiến cho áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao thận sẽ có chức năng tăng cường tái hấp thu nước trả về máu. Bên cạnh đó nó cũng có công dụng trong việc giảm cảm giác khát nước cũng như cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Thận có vai trò quan trọng đối với cân bằng nội môi:
+ Cụ thể hơn thì thận có vai trò cân bằng acid-base của máu.
+ Cân bằng chất điện giải và nước trong máu.
+ Điều hòa huyết áp cũng như điều hoàn sinh sản trong hồng cầu.
+ Thận còn có tác dụng điều hòa chống lại đông máu.
→ Có thể khẳng định thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tham gia trực tiếp vào điều hòa tính hằng định nội môi.
* Vai trò của gan
- Gan là cơ quan tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu. Từ đó giúp điều hòa nồng độ của những chất có thể hòa tan trong máu như glucôzơ. Vậy nên bộ phận này có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa ổn định môi trường nội môi.
+ Khi Hàm lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng (sau mỗi bữa ăn) => tuyến tụy sẽ sản sinh ra hợp chất insulin để chuyển hóa glucose thành glycogen dự trữ cho cơ thể. Còn gan sẽ giúp kích thích các tế nhận glucozơ mà cơ quan này vừa vận chuyển tới để sử dụng. Từ đó giúp nồng độ glucose trong máu sẽ suy giảm và luôn đạt ở mức duy trì ổn định nhất.
+ Khi Hàm lượng đường trong máu giảm xuống (khi cơ thể đói) => tuyến tụy lúc này sẽ tiết ra hợp chất glucagon để giúp gan chuyển glycogen thành glucose vận chuyển vào máu để giúp tăng đường huyết và duy trì sự ổn định nồng độ glucose trong máu.
5. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi
* pH nội môi
Ở người pH của máu khoảng 7.35 – 7.45 đảm bảo cho các tế bào của cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất CO2, axit lactic... có thể làm thay đổi pH của máu. Những biến đổi này có thể gây ra những rối loạn hoạt động của tế bào, của cơ quan. Vì vậy cơ thể pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.
* Hệ đệm
- Trong máu có các hệ đệm để duy trì pH của máu được ổn định do chúng có thể lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu
- Hệ đệm bao gồm một axit yếu, ít phân ly và muối kiềm của nó.
- Trong máu có ba hệ đệm quan trọng là:
+ Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/ NaHCO3
+ Hệ đệm photphat: NaH2PO4/ NaHP
+ Hệ đệm protein
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.