Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn?

VnDoc xin giới thiệu bài Tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn?

Trả lời:

Thiếu iot trẻ em chậm lớn bởi vì:

+ I-ốt là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Cơ thể trẻ hấp thu và tiếp nhận i-ốt thông qua nước uống và thực phẩm. Ngoài ra, nó cũng rất cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, là chất điều hòa quan trọng của quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển.

+ Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ có nhu cầu về iốt tăng mạnh, thường không đủ trong chế độ ăn thường ngày của họ. Ngay cả khi thiếu iốt nhẹ cũng khiến thai nhi có nguy cơ bị suy giảm chức năng nhận thức thần kinh và giảm chỉ số thông minh. Khi sự thiếu hụt rất nghiêm trọng, hậu quả có thể thấp hơn tới 15 điểm IQ so với bình thường (hoặc giảm 15% chỉ số IQ trung bình)

+ Thiếu iốt là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn tuyến giáp. Chế độ ăn ít i-ốt có thể gây suy giáp, tuyến giáp mở rộng (bướu cổ) và có thể ảnh hưởng đến rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ sơ sinh.

+ Thiếu iốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và tác động trực tiếp đến quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ.

+ Trẻ em thiếu iot còn dễ mắc các bệnh lý khác như rối loạn tiêu hóa, dẫn đến biếng ăn kéo theo đó là thiếu hụt dinh dưỡng và chậm lớn.

1. Iot là gì?

- I ốt là một chất chiếm hàm lượng nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người.

2. Vai trò của iot

+ Đối với thai nhi và cả trẻ sơ sinh, iot đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thần kinh trung ương và cả hệ xương. Do đó, trong những năm tháng đầu đời, cơ thể mỗi chúng ta rất cần được cung cấp đủ iot thì mới có thể phát triển toàn diện cả về trí não lẫn thể chất.

3. Thiếu iot sẽ gây ra những bệnh gì?

- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng thiếu I ốt đang quay trở lại và nó trở thành nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

+ Bướu cổ

- Theo nghiên cứu, bướu cổ là sự tăng thể tích của tuyến giáp do cơ thể bị thiếu hụt I ốt. Khi cơ thể bị thiếu I ốt, tuyến giáp sẽ phải làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố dẫn đến tình trạng tuyến giáp to lên, gây bướu cổ.

- Khi bướu cổ phát triển với kích thước lớn, chèn lên đường thở, đường ăn uống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

+ Suy giảm chức năng tuyến giáp

- Tuyến giáp có chức năng tăng tổng hợp protein giúp cơ nở to, rắn chắc. Hormone tuyến giáp kích thích tất cả các yếu tố liên quan đến trao đổi carbohydrate. Bao gồm tăng khả năng chuyển glucose từ ngoài vào trong tế bào, tăng dự trữ glycogen ở gan và cơ, tăng tổng hợp glucose từ các nguồn thực phẩm.

- Tuy nhiên, nếu cơ thể không được bổ sung lượng I ốt cần thiết thì sẽ làm tăng nguy cơ suy giáp. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tổng hợp hormone của tuyến giáp gây ra nhiều hệ quả nguy hiểm.

+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ

- Việc thiếu I ốt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tầm vóc, trí tuệ và giảm kết quả học tập của trẻ. Một số nghiên cứu chỉ ra, những đứa trẻ được chẩn đoán thiếu I ốt thường chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng.

- Theo WHO, thiếu I ốt ở mức độ nhẹ cũng lấy mất đi của mỗi trẻ 13,5 điểm IQ, làm giảm năng lực học tập và trí tuệ… Cũng theo WHO, trên thế giới từ năm 1993 đến 2003 có đến 707,7 triệu trẻ em từ 6-12 tuổi bị bướu cổ trên tổng số 848 triệu em, chiếm 83,5% tổng số trẻ em từ 6-12 tuổi. Trong đó Việt Nam nằm trong khu vực thiếu iốt có tỉ lệ rất cao chiếm tỷ lệ 95,7%.

+ Thiếu Iốt làm tăng nguy cơ sảy thai

- Các nghiên cứu chỉ ra, phụ nữ đang mang thai thiếu I ốt dễ bị sảy thai, sinh non, thai chết. Bởi vậy, khi mang thai phụ nữ nên đi kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp để xem mình có bị thiếu I ốt hay không.

- Để hạn chế tất cả các bệnh lý trên do thiếu I ốt chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người dân nên bổ sung I ốt thông qua các bữa ăn. Tuy nhiên, hàm lượng I ốt cần cho mỗi người là bao nhiêu thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 10/12/22
    • Kẹo Ngọt
      Kẹo Ngọt

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 10/12/22
      • mineru
        mineru

        😛😛😛😛😛

        Thích Phản hồi 10/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm