Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 11 bài 24

Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp lời giải của bài tập trong sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11 bài Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong chiến tranh, những biến động về mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

(trang 147 sgk Lịch Sử 11): Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong chiến tranh tác động như thế nào tới nền kinh tế của nước ta?

Trả lời:

Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng lớn đến kinh tế – xã hội Việt Nam.

  • Công nghiệp: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ti của Nguyễn Hữu Thụ, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
  • Công thương nghiệp, giao thông vận tải: phát triển do chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do.

Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như Công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

  • Nông nghiệp: chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc…). Đời sống nông dân khó khăn.

(trang 148 sgk Lịch Sử 11): Những chính sách khai thác thuộc địa của Pháp trong chiến tranh đã tác động như thế nào đến các tầng lớp xã hội Việt Nam?

Trả lời:

Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.

  • Nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.
  • Giai cấp công nhân lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.
  • Tư sản Việt Nam dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ.
  • Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị phát triển rõ rệt về số lượng.

Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.

(trang 149 sgk Lịch Sử 11): Trong thời gian đầu chiến tranh, Việt Nam Quang Phục hội đã hoạt động với những hình thức nào?

Trả lời:

Thời gian đầu chiến tranh, Việt Nam Quang Phục hội đã hoạt động với những hình thức như ám sát cá nhân, trù tính kế hoạch tổng bạo động trong toàn quốc trước tiên là đánh chiếm Hà Nội, tập kích một số đồn ở Phú Thọ, Nho Quan (Ninh Bình), Móng Cái, Lạng Sơn, phá ngục Lao Bảo (Quảng Trị) . . .

=> Hình thức chủ yếu: đấu tranh vũ trang .

Hoạt động:

  • Tấn công các đồn binh Pháp ở Cao Bằng, Phú Thọ, Nho Quan, Móng Cái.
  • Phá nhà ngục Lao Bảo.

=> Thất bại và tan rã năm 1916.

(trang 149 sgk Lịch Sử 11): Việc vua Duy Tân tham gia cuộc vận động khởi nghĩa năm 1916 ở Huế có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Khẳng định việc tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân là mong muốn chính đáng của sĩ phu yêu nước Trung kỳ và xuất phát từ ý thức yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, muốn giải phóng dân tộc ra khỏi đêm dài nô lệ của vua Duy Tân.

(trang 150 sgk Lịch Sử 11): Việc binh lính người Việt tham gia phong trào yêu nước trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa gì?

Trả lời:

  • Đó là do cuộc khởi nghĩa, trong chừng mực nhất định, đã đáp ứng được nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng lao động.
  • Thể hiện lòng tin vững chắc vào hành động chính nghĩa và biết gắn hành động vào cuộc vận động cách mạng có xu hướng chính trị tương đối tiến bộ của Việt Nam Quang phục hội.
  • Gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận ở Pháp và Đông Dương những năm 1917-1918
  • Cổ vũ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
  • Tuy vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn bị thất bại đã thể hiện sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng ở nước ta lúc đó.

(trang 151 sgk Lịch Sử 11): Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam đã có những cuộc khởi nghĩa lớn nào của đồng bào dân tộc thiểu số?

Trả lời:

Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số

  • Thủ lĩnh các dân tộc ít người (Giàng Tả Chay, Nơ-trang Lơng)
  • Dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên
  • 1914 – 1915: khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc.
  • 1918, người Mông ở Lai Châu khởi nghĩa
  • 1918 - 1919, ở Đông Bắc, binh lính đồn Bình Liêu nổi dậy, lôi cuốn đông đảo các dân tộc Nùng, Dao...
  • Ở Tây Nguyên, lớn nhất là khởi nghĩa của đồng bào Mơ-nông do Nơ-trang Lơng chỉ huy, dài hơn 20 năm.

Tất cả đều thất bại nhưng đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

(trang 151 sgk Lịch Sử 11): Các cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Các cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra trên những địa bàn rộng lớn; lợi dụng địa hình rừng núi có ý nghĩa:

  • Gây cho địch nhiều thiệt hại
  • Buộc địch phải rút lui hoặc nhân nhượng một số quyền lợi.

(trang 151 sgk Lịch Sử 11): Tại sao các hội kín dùng hình thức tôn giáo và sử dụng bùa chú trong tổ chức và hoạt động?

Trả lời:

Dân chúng ở các tỉnh Nam Kỳ và vùng biên giới Việt - Miên vốn có niềm tin tôn giáo sâu sắc và ưa chuộng việc dùng bùa chú, thuật số. Vì vậy, họ rất kính trọng các sư sãi, thầy đạo. Với chiếc áo nhà sư, Phan Xích Long sẽ dễ tiếp xúc và thuyết phục họ tham gia hoạt động của hội kín và tuyên truyền yêu nước.

(trang 153 sgk Lịch Sử 11): Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?

Trả lời:

Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước mới vì:

  • Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại => Khủng hoảng đường lối lãnh đạo CM
  • Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn
  • Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình. Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái"
  • Nguyễn Tất Thành có lòng yêu nước và ý chí đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc.

(trang 153 sgk Lịch Sử 11): Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục đích gì?

Trả lời:

  • Trong nhiều năm 1911 – 1918, Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều nước, ở nhiều châu lục khác nhau. Người nhận thấy rằng: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
  • Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, tại đây Người làm nhiều nghề: học tập, rèn luyện trong trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp.
  • Tham gia hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam
  • 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Người...
  • Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga làm chuyển biến tư tưởng và là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 1 (trang 153 sgk Sử 11): Nêu những biến động về mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải:

a) Những biến động về kinh tế

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.

Pháp tăng thuế, bắt nhân dân Việt Nam mua công trái, vơ vét lương thực, nông lâm sản, kim loại... đem về Pháp.

Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế – xã hội Việt Nam.

  • Công nghiệp: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ti của Nguyễn Hữu Thụ, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
  • Công thương nghiệp, giao thông vận tải: phát triển do chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do. Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như Công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
  • Nông nghiệp: chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc...). Đời sống nông dân khó khăn.

b) Tình hình phân hóa xã hội:

Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.

  • Nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.
  • Giai cấp công nhân lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.
  • Tư sản Việt Nam dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ.
  • Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị phát triển rõ rệt về số lượng.

Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.

Câu 2 (trang 153 sgk Sử 11): Điểm lại các phong trào yêu nước tiêu biểu trong thời kì chiến tranh?

Lời giải:

Phong trào

Lãnh đạo

Lực lượng

Hoạt động

Kết quả – Ý nghĩa

Việt Nam Quang phục hội

Phan Bội Châu

Công nhân, viên chức hỏa xa tuyến Hải Phòng - Vân Nam

- Tấn công các đồn binh Pháp ở Cao Bằng, Phú Thọ, Nho Quan, Móng Cái...;

- Phá nhà ngục Lao Bảo.

Thất bại và tan rã năm 1916.

Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916)

Vua Duy Tân, Thái Phiên và Trần Cao Vân

Nhân dân và binh lính ở Trung Kì

Dự định phối hợp với binh lính Việt, chủ yếu ở miền Trung nổi dậy khởi nghĩa nhưng thất bại.

Cả ba ông bị bắt

Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên

Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến

Tù chính trị và binh lính người Việt

Đêm 30 rạng 31.08.1817, qưân khởi nghĩa kiểm soát toàn bộ thị xã (trừ trại lính Pháp), giương cờ “Nam binh phục quốc”, phát hịch tuyên bố Thái Nguyên độc lập, đặt quốc hiệu là Đại Hùng, vạch tội ác của giặc Pháp, kêu gọi khôi phục nền độc lập của đất nước

Pháp đưa 2000 lính đàn áp. nghĩa quân chiến đấu anh dũng trong 6 tháng thì thất bại

Phong trào Hội kín ở Nam Kỳ

Phan Xích Long

Chủ yếu là nông dân ở Nam Kì

Phát triển rầm rộ ở miền Nam. Đáng chú ý nhất là vụ đột nhập vào Sài Gòn, mưu phá khám lớn để cứu Phan Xích Long

Thất bại vì thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến

Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số

Thủ lĩnh các dân tộc ít người (Giàng Tả Chay, Nơ-trang Lơng)

Dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên

- 1914–1915: khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc.

- 1918, người Mông ở Lai Châu khởi nghĩa

- 1918-1919, ở Đông Bắc, binh lính đồn Bình Liêu nổi dậy, lôi cuốn đông đảo các dân tộc Nùng, Dao...

- Ở Tây Nguyên, lớn nhất là khởi nghĩa của đồng bào Mơ-nông do Nơ-trang Lơng chỉ huy, dài hơn 20 năm.

Tất cả đều thất bại nhưng đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

Câu 3 (trang 153 sgk Sử 11): Tại sao nói đây là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo?

Lời giải:

  • Các phong trào đều mang tính tự phát, chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế.
  • Chưa đề ra được đường lối đấu tranh lâu dài, cụ thể.
  • Có nhiều thành phần giai cấp lãnh đạo
  • Nguyên nhân chính là do chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, thiếu sự lãnh đạo thống nhất của một giai cấp tiên phong, đủ sức tập hợp sức mạnh toàn dân tộc để đưa cách mạng đến thành công. Biểu hiện của nó là phong trào diễn ra lẻ tẻ, không thống nhất và cuối cùng đều thất bại.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11, Ôn thi khối C của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 1.134
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Lịch Sử 11

    Xem thêm