Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
Đề thi cuối học kì 2 môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu ôn thi cuối học kì 2 lớp 11 nhé.
1. Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Sử Chân trời
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Năm 1397, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.
B. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.
D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
Câu 2: Công trình kiến trúc nào thời nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2011?
A. Hoàng thành Thăng Long.
B. Thành nhà Hồ.
C. Phố cổ Hội An.
D. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Câu 3: Một trong những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực văn hóa là
A. hạn chế Nho giáo, chú trọng Phật giáo.
B. dịch sách từ chữ Nôm sang chữ Hán.
C. đề cao và khuyến khích dùng chữ Nôm.
D. nâng Đạo giáo lên vị trí Quốc giáo.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khách quan đặt ra cho nhà nước Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
A. Xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
B. Giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội.
C. Thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc Trần.
D. Duy trì các chính sách cai trị cũ để ổn định đất nước.
Câu 5: Để hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã thực hiện chính sách nào sau đây?
A. Đánh thuế nặng đối với những người theo đạo Phật.
B. Phá bỏ các đền, chùa, cơ sở thờ tự của Phật giáo.
C. Nghiêm cấm việc xây dựng các đền chùa mới.
D. Bắt sư tăng chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly và nhà Hồ tiến hành?
A. Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
B. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng và mang tính thực tiễn.
C. Góp phần nâng cao tiềm lực kinh tế - quốc phòng của đất nước.
D. Tạo tiềm lực để nhà Hồ bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc.
Câu 7: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty là:
A. Đô ty; Thừa ty và Hiến ty.
B. Pháp ty; Đô ty và Hiến ty.
C. Thừa ty; Đô ty và Pháp ty.
D. Pháp ty, Hiến ty và Thừa ty.
Câu 8: Từ năm 1466, hệ thống tổ chức quân đội Đại Việt được cải tổ trên quy mô lớn. Cả nước được chia thành
A. 4 khu vực quân sự (Tứ phủ quân).
B. 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân).
C. 6 khu vực quân sự (Lục phủ quân).
D. 7 khu vực quân sự (Thất phủ quân).
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực kinh tế?
A. Cho phép nhân dân tự do giết mổ trâu, bò; nghiêm cấm việc khai khẩn đồn điền.
B. Ban cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại từ tứ phẩm trở lên (chính sách lộc điền).
C. Khuyến khích nhân dân khai khẩn đồn điền, mở rộng diện tích canh tác trên cả nước.
D. Ban cấp ruộng đất cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân.
Câu 10: Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh
A. tình hình đất nước từng bước ổn định.
B. nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
C. nhà Minh đang lăm le xâm lược Đại Việt.
D. nhà Lê đang ở thời kì phát triển đỉnh cao.
Câu 11: Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của nhà nước phong kiến Đại Việt khi dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu?
A. Vinh danh những người đỗ đạt cao trong các kì thi do nhà nước tổ chức.
B. Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của quần chúng nhân dân.
C. Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với với dân cho xứng với bảng vàng.
D. Để lại cho hậu thế những tác phẩm điêu khắc độc đáo, sinh động.
Câu 12: Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã
A. tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.
B. giúp Đại Việt giữ vững vị thế là cường quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á.
C. tăng cường tiềm lực đất nước, góp phần vào chiến thắng chống quân Minh.
D. giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội Đại Việt đương thời.
Câu 13: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, nhà vua chỉ trực tiếp quản lí
A. Bắc thành.
B. Gia Định thành.
C. 4 doanh và 7 trấn.
D. phủ Thừa Thiên.
Câu 14: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ can gián nhà vua và giám sát, vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình?
A. Nội các.
B. Đô sát viện.
C. Cơ mật viện.
D. Thái y viện.
Câu 15: Sau cải cách của vua Minh Mạng, hệ thống hành chính của Đại Nam được phân cấp theo mô hình từ trên xuống, gồm:
A. tỉnh → phủ → huyện/châu → tổng → xã.
B. đạo thừa tuyên → phủ → châu/ huyện → xã.
C. xã → tổng → châu/ huyện → phủ → tỉnh.
D. phủ → tỉnh → huyện/ châu → hương → xã.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?
A. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
B. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.
C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước thiếu tính thống nhất.
D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.
Câu 17: Để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè pháo ở địa phương, vua Minh Mệnh đã ban hành nhiều lệnh, dụ quy định về
A. chế độ quân điền.
B. chế độ lộc điền.
C. chế độ hồi tỵ.
D. chế độ bổng lộc.
Câu 18: Một trong những kết quả của cuộc cải cách dưới thời vua Minh Mạng là
A. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
D. Đưa chữ Nôm trở thành văn tự chính của quốc gia.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của Biển Đông?
A. Nằm ở rìa tây của Thái Bình Dương.
B. Là vùng biển chung của 11 quốc gia Đông Nam Á.
C. Là “cầu nối” giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Là biển lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 3,5 triệu Km2.
Câu 20: Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư,... giữa
A. Nhật Bản và Triều Tiên.
B. Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Triều Tiên và Trung Quốc.
D. Ấn Độ và Nhật Bản.
Câu 21: Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là:
A. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
B. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Nam Du.
C. quần đảo Thổ Chu và quần đảo Cô tô.
D. quần đảo Cô Tô và quần đảo Nam Du.
Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí chiến lược về chính trị - an ninh của Biển Đông ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương?
A. An ninh trên Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trong khu vực.
B. Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn.
C. Biển Đông là nhân tố duy nhất thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia ven biển.
D. Biển Đông là nơi diễn ra quá trình giao thoa của các nền văn minh lớn trên thế giới.
Câu 23: Có nhiều lý do khiến các quốc gia, vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trên thế giới, ngoại trừ việc: Biển Đông là
A. nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông với phương Tây.
B. là tuyến giao thông đường biển duy nhất nối liền châu Á với châu Âu.
C. địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn.
D. nơi diễn ra quá trình giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
Câu 24: Biển Đông giữ vai trò là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì vùng biển này
A. là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp.
B. là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp nhất thế giới (tính theo tổng lượng hàng hóa).
C. nằm trên tuyến giao thông đường biển duy nhất nối liền châu Á với châu Âu.
D. chiếm giữ hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển.
Câu 25: Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng của Biển Đông đã và đang tạo điều kiện để các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp phát triển nhiều ngành kinh tế biển, ví dụ như:
A. du lịch và dịch vụ biển, khai thác khoáng sản, đánh bắt và nuôi trồng hải sản,…
B. khai thác khoáng sản, luyện kim màu, sản xuất muối, di lịch biển,…
C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác hải sản, luyện kim đen,…
D. vận tải và dịch vụ cảng biển, luyện kim màu, cơ khí, điện tử - tin học,…
Câu 26: Đâu không phải là tên một huyện đảo ở Việt Nam hiện nay?
A. Bạch Long Vỹ.
B. Hoàng Sa.
C. Trường Sa.
D. Lý Sơn.
Câu 27: Nhận định nào dưới đây đúng về Biển Đông?
A. Biển Đông là biển lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 3,447 triệu km2.
B. Biển Đông đã và đang là nơi diễn ra quá trình giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
C. Tình trạng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông mới xuất hiện trong thời gian gần đây.
D. An ninh trên Biển Đông không ảnh hưởng gì đến lợi ích của các quốc gia trong khu vực.
Câu 28: Nhận định nào dưới đây không đúng về tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
A. Vị trí thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân cho các tàu.
B. Án ngữ những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục.
C. Giàu tài nguyên, tạo điều kiện để phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển.
D. Là điểm khởi đầu của mọi tuyến đường giao thương hàng hải trên thế giới.
Câu 29: Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Bãi Cát Vàng.
B. Vạn Lý Hoàng Sa.
C. Vạn Lý Trường Sa.
D. Bạch Long Vĩ.
Câu 30: Dưới thời vua Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào?
A. Quảng Ngãi.
B. Bình Định.
C. Khánh Hòa.
D. Thừa Thiên Huế.
Câu 31: Từ năm 1884 đến năm 1945, thông qua nhiều hoạt động, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngoại trừ việc
A. dựng cột mốc chủ quyền.
B. công bố sách trắng quốc phòng.
C. xây dựng hải đăng, trạm khí tượng…
D. thực hiện các cuộc khảo sát khoa học.
Câu 32: Trong những năm 1975 đến nay, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền
A. Việt Nam Cộng hòa.
B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 33: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?
A. Khai thác các sản vật quý ở Biển Đông.
B. Canh giữ, bảo vệ các đảo ở Biển Đông.
C. Cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
D. Thu gom hàng hóa của tàu nước ngoài bị đắm.
Câu 34: Hiện nay, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp nào sau đây?
A. Hòa bình.
B. Không can thiệp.
C. Sử dụng sức mạnh quân sự.
D. Ngoại giao pháo hạm.
Câu 35: Tấm bản đồ nào được biên vẽ dưới triều Nguyễn đã ghi rõ “Hoàng Sa – Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam?
A. Hồng Đức bản đồ.
B. Đại Nam nhất thống toàn đồ.
C. Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.
D. Giáp Ngọ niên bình Nam đồ.
Câu 36: Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng của Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam có thể phát triển ngành kinh tế nào?
A. Khai thác tài nguyên sinh vật biển.
B. Công nghiệp khai khoáng.
C. Sửa chữa và đóng tàu.
D. Giao thông hàng hải.
Câu 37: Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?
A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ,
C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 38: Việc người Việt thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
B. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ.
C. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở Vịnh Bắc Bộ.
D. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan.
Câu 39: Theo quy định của văn bản quốc tế nào dưới đây thì Việt Nam là quốc gia ven biển được phép thăm dò, khai thác khoảng 1 triệu km2 vùng biển và thềm lục địa trên Biển Đông?
A. Văn bản kí kết tại Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô năm 1951.
B. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
C. Hiệp định Pa-ri năm 1973.
D. Hiến chương ASEAN.
Câu 40: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Thông tin. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là nghi lễ “cúng thế lính” xưa của nhân dân các làng An Hải, An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) để cầu bình an cho người lính Hoàng Sa trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Đây là một lễ thức dân gian được các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức vào khoảng tháng 2 và tháng 3 âm lịch hàng năm.
Hàng trăm năm trước, những người con ưu tú của quê hương Lý Sơn, tuân thủ lệnh vua đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đo đạc hải trình, cắm mốc chủ quyền, khai thác sản vật. Nhiều người ra đi không trở về, thân xác họ đã hòa mình vào biển cả mênh mông.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn. Nghi lễ mang đậm tính nhân văn này đã được bảo tồn, duy trì suốt hơn 400 năm qua; tới Năm 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Câu hỏi: Nhận định nào dưới đây không đúng về ý nghĩa của việc bảo tồn, duy trì Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa?
A. Tri ân công lao thế hệ đi trước trong việc xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
B. Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
C. Gìn giữ một cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
D. Thu hút du khách trong và ngoài nước để thúc đẩy kinh tế địa phương là mục đích hàng đầu.
2. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 11 môn Sử Chân trời
1-C | 2-B | 3-C | 4-D | 5-D | 6-D | 7-A | 8-B | 9-A | 10-A |
11-D | 12-A | 13-C | 14-B | 15-A | 16-B | 17-C | 18-B | 19-B | 20-B |
21-A | 22-C | 23-B | 24-A | 25-A | 26-D | 27-B | 28-D | 29-D | 30-A |
31-B | 32-D | 33-C | 34-A | 35-B | 36-A | 37-D | 38-A | 39-B | 40-D |
---------------------------------------
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm nhiều đề thi hơn nữa tại mục Đề thi học kì 2 lớp 11.