Trắc nghiệm Sử 11 bài 16

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939) được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 11 bài: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước phương Tây đã thay đổi chính sách đối với các nước thuộc địa ở Đông Nam Á như thế nào?

A. Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa

B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội

C. Hợp tác, giao lưu thúc đẩy kinh tế đối ngoại

D. Vơ vét khoáng sản đưa về chính quốc

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 83 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 2. Ý không phản ánh đúng nét nổi bật về kinh tế của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Bị hội nhập cưỡng bức vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa

B. Là thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản

C. Là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước tư bản

D. Công nghiệp có bước phát triển khởi sắc, nhất là công nghiệp nặng

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 84 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 3. Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế

B. Bị chính quyền thực dân khống chế

C. Có nước giành được quyền tự chủ trong chừng mực nhất định

D. Chính quyền thực dân có nguy cơ sụp đổ trước sức tiến công mạnh mẽ của phong trào cách mạng

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 84 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 4. Tình hình xã hội nổi bật ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này là gì?

A. Các giai cấp cũ bị phân hóa, các giai cấp mới hình thành

B. Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc, giai cấp mới ngày càng phát triển về số lượng và ý thức giai cấp

C. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng

D. Giai cấp ư sản dân tộc vươn lên mạnh mẽ

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 84 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 5. Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc

D. Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 84 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào?

A. Diễn ra ở ba nước Đông Dương

B. Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á

C. Diễn ra ở chỉ nơi nào có chính đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo

D. Diễn ra chỉ ở nơi nào có Đảng Cộng sản lãnh đạo

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 84 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 7. Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt

B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh

C. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị

D. Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới – khuynh hướng cách mạng vô sản

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 84 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 8. Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Mục tiêu giành độc lập được đặt ra rõ ràng

B. Có sự liên kết với các phong trào khác trong cả nước

C. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi

D. Diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 84 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 9. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường

B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ

C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến

D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 84 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 10. Nét nổi bật của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là

A. Đấu tranh đòi các quyền lợi về chính trị

B. Đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế

C. Nổ ra các cuộc khởi nghĩa vũ trang

D. Thực hiện chủ trương “vô sản hóa”

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 84 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 11. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra như thế nào?

A. Dưới hình thức bất hợp tác

B. Sôi nổi, quyết liệt

C. Bí mật

D. Hợp pháp

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 84 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 12. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp dâng cao ở Lào và Campuchia?

A. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân”

B. Thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và thực hiện chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề

C. Thực dân Pháp tăng cường các chính sách thuế khóa, lao dịch

D. Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề đối với giai cấp công nhân ở các nước Đông Nam Á

Đáp án: B

Giải thích: Mục phần III Trang 87 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 13. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Ong Kẹo.

B. Khởi nghĩa Commađam

C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam

D. Khởi nghĩa Chậu Pachay

Đáp án: C

Giải thích: Mục phần III Trang 87 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 14. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia đầu thế kỉ XX mà chính quyền thực dân đã tiến hành đàn áp đẫm máu với hơn 400 người chết là

A. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Prâyveng

B. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Côngpông Chàm

C. Phong trào chống bắt phu, bắt lính đấu tranh vũ trang chống Pháp ở tỉnh Côngpông Chơnăng

D. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Phacađuốc

Đáp án: C

Giải thích: Mục phần III Trang 87 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 15. Sự kiện có tính bước ngoặt, mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương đầu thập niên 30 của thế kỉ XX là

A. Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931) ở Việt Nam

B. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau là Đảng Cộng sản Đông Dương)

C. Phong trào cách mạng dâng cao thành làn sóng mạnh mẽ ở cả ba nước Đông Dương do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)

D. Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng ở Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới

Đáp án: B

Giải thích: Mục phần III Trang 87 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 16. Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia?

A. Thúc đẩy phong trào công nhân ở Lào, Campuchia phát triển

B. Đã đòi được các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân hai nước.

C. Kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ.

D. Giải phóng được nhân dân hai nước khỏi ách thống trị thực dân.

Đáp án: C

Giải thích: Mục phần III Trang 87 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 17. Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập

A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương

B. Mặt trận Dân tộc Đông Dương

C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương

D. Mặt trận Đoàn kết Đông Dương

Đáp án: A

Giải thích: Mục phần III Trang 87 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 18. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:

1. Thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa ở Đông Dương;

2. Phong trào đấu tranh chống Pháp mạnh mẽ;

3. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đã mở ra thời kì phát triển mới của phong trào

A. 1, 2, 3 B. 2, 1, 3 C. 3, 2, 1 D. 1, 3, 2

Đáp án: D

Giải thích: Mục phần III Trang 87 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 19. Giai cấp nào ở Đông Nam Á lớn mạnh cùng với sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp nông dân.

C. Giai cấp tư sản dân tộc.

D. Giai cấp tư sản mại bản.

Đáp án: C

Câu 20. Đảng Cộng sản nước nào được thành lập đầu tiên ở Đông Nam Á?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Đảng Cộng sản Phi-líp-pin.

C. Đảng Cộng sản Mã Lai.

D. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a.

Đáp án: D

Câu 21. Lực lượng phong trào đấu tranh giai cấp diễn ra sôi nổi ở In-đô-nê-xi-a trong những năm 1920 - 1925 là

A. Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc.

B. Tư sản dân tộc, tiểu tư sản.

C. Công nhân, nông dân.

D. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản.

Đáp án: C

Câu 22. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a đã phát động khởi nghĩa vũ trang ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra vào thời gian

A. Những năm 1920 - 1925.

B. Những năm 1922 - 1924.

C. Những năm 1922 - 1926.

D. Những năm 1926 - 1927.

Đáp án: D

Câu 23. Từ năm 1927, quyền lãnh đạo cách mạng ở In-đô-nê-xi-a chuyển vào tay giai cấp nào?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp tư sản dân tộc.

C. Giai cấp nông dân.

D. Giai cấp địa chủ phong kiến.

Đáp án: B

Câu 24. Năm 1927, Ác-nét Xu-các-nô là lãnh tụ của đảng nào ở In-đô-nê-xi-a?

A. Đảng Cộng sản.

B. Đảng Quốc đại.

C. Đảng Dân tộc.

D. Đảng Bảo thủ.

Đáp án: C

Câu 25. Phong trào cách mạng ở In-đô-nê-xi-a tạm thời lắng xuống trong khoảng thời gian

A. Những năm 1929 - 1933.

B. Những năm 1933 - 1937.

C. Những năm 1932 - 1935.

D. Đầu thập niên 30 thế kỉ XX.

Đáp án: B

Câu 26. Cuối thập niên 30 của thế kỉ XX, những người cộng sản đã kết hợp với Đảng In-đô-nê-xi-a thành lập tổ chức

A. Mặt trận dân tộc thống nhất In-đô-nê-xi-a.

B. Liên minh chính trị In-đô-nê-xi-a.

C. Liên minh dân tộc In-đô-nê-xi- a.

D. Mặt trận dân chủ In-đô-nê-xi-a.

Đáp án: B

Câu 27. Mùa hè năm 1932, một cuộc cách mạng đã xảy ra ở Băng Cốc (Thái Lan) dưới sự lãnh đạo của giai cấp nào?

A. Tư sản. B. Vô sản. C. Nông dân. D. Địa chủ phong kiến.

Đáp án: A

Câu 28. Nhóm ôn hòa Pắc Chuông, Sơn Ngọc Thành thuộc nước nào ở Đông Nam Á?

A. In-đô-nê-xi-a. B. Xiêm (Thái Lan) C. Cam-pu-chia. D. Lào.

Đáp án: C

Quảng cáo

Câu 29. Từ năm 1927, Đảng Dân tộc đã nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở

A. In-đô-nê-xi-a. B. Mã Lai. C. Miến Điện. D. Lào.

Đáp án: A

Câu 30. Trong năm 1930, Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở các nước nào thuộc Đông Nam Á?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-líp-pin.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.

Đáp án: B

Câu 31. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nơi nào được coi là thuộc địa quan trọng và giàu có nhất trong các thuộc địa của Pháp?

A. Đông Nam Á. B. Việt Nam. C. Các nước Đông Dương. D. Châu Phi.

Đáp án: C

Câu 32. Trong những thập niên đầu thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á bị cuốn vào hệ thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản thế giới là

A. Kinh tế phát triển mạnh mẽ theo hướng tư bản chủ nghĩa.

B. Kinh tế hội nhập với các nước tư bản chủ nghĩa.

C. Trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá và là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước tư bản chủ nghĩa.

D. Trở thành nơi cạnh tranh của các nước đế quốc, thực dân.

Đáp án: C

Câu 33. Những năm đầu thế kỉ XX đã diễn ra những cuộc nổi dậy của các giai cấp và tầng lớp nào ở Miến Điện chống thực dân Anh?

A. Nông dân, công nhân nông nghiệp và binh lính.

B. Nông dân, thợ chủ công và binh lính.

C. Công nhân, nông dân và thợ thủ công.

D. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản.

Đáp án: A

Câu 34. Từ thập niên 20 của thế kỉ XX, việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào các nước Đông Nam Á đã dẫn đến

A. hàng loạt phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước.

B. sự ra đời của các tổ chức cộng sản.

C. nhiều phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến bùng nổ.

D. hàng loạt các Đảng Cộng sản được thành lập.

Đáp án: D

Câu 35. Những thập niên đầu thế kỉ XX, kinh tế Đông Nam Á hội nhập vào các nước tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm của sự hội nhập này người ta gọi là

A. Sự hội nhập bình đẳng và hai bên cùng có lợi.

B. Sự hội nhập cưỡng chế.

C. Sự hội nhập đa phương hoá, đa dạng hoá.

D. Sự hội nhập mở cửa.

Đáp án: B

Câu 36: Trong năm 1930, những Đảng cộng sản nào đã lần lượt ra đời ở khu vực Đông Nam Á?

A. Đảng cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin

B. Đảng cộng sản Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm

C. Đảng cộng sản Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a

D. Đảng cộng sản Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po

Đáp án: A

Câu 37: Mục tiêu đấu tranh chính của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường

B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ

C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến

D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc

Đáp án: A

Câu 38: Đâu là một trong những chính đảng của giai cấp tư sản ở Đông Nam Á được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đảng Dân tộc ở Campuchia

B. Phong trào Thakin ở Malaysia

C. Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xia

D. Đại hội toàn Miến Điện

Đáp án: C

Câu 39: Phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản?

A. Dưới hình thức bất hợp tác

B. Sôi nổi, quyết liệt

C. Bí mật, bất hợp pháp

D. Hợp pháp

Đáp án: B

Câu 40: Cơ sở nào đưa đến sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự ra đời của giai cấp tư sản dân tộc

B. Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

C. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga

D. Ảnh hưởng của các cuộc cải cách chính trị ở khu vực

Đáp án: B

Câu 41: Mục tiêu lớn nhất của cách mạng ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Độc lập dân tộc

B. Cải cách dân chủ

C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

D. Bình quân địa quyền

Đáp án: A

Câu 42: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi là do nguyên nhân nào?

A. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Cam-pu-chia và Lào.

B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.

C. Nội bộ những người lãnh đạo chia rẽ, mất đoàn kết.

D. Phong trào mang tính tự phát, phân tán chưa có một tổ chức, lực lượng lãnh đạo đủ khả năng để đưa phong trào đi lên.

Đáp án: D

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939). Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm về bài 16 các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn tại các mục sau Trắc nghiệm Sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải Vở BT Lịch Sử 11, Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 nâng cao, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà chúng tôi tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 5.523
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm Sử 11

Xem thêm