Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) vừa được chúng tôi sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

A/ Lý thuyết Lịch sử 11 bài 18

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Lược đồ Liên Xô năm 1940

I. Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)

1. Liên Xô (nước Nga)

Thời gian

Sự kiện

Diễn biến chính

Kết quả, ý nghĩa

Tháng 2/1917

Cách mạng tháng Hai

- Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát.

- Khởi nghĩa vũ trang

- Nga hoàng bị lật đổ

- Lật đổ chế độ Nga hoàng

- Hai chính quyền song song tồn tại

- Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Tháng 11/1917

Cách mạng XHCN

- 25/10/1917,chiếm Cung điện Mùa Đông, toàn bộ chính phủ lâm thời tư sản bị bắt.

- Chính quyền Xô viết thành lập do Lê-nin đứng đầu.

- Thành lập chính quyền Xô Viết do Lê-nin đứng đầu.

- Nhân dân lao động Nga được làm chủ đất nước và vận mệnh mình.

- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới theo đường lối cách mạng vô sản

1918 - 1920

Chống thù trong giặc ngoài

Quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga Xô viết.

- Đẩy lùi cuộc tấn công của kẻ thù.

- Nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững.

- Thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến”.

1921 - 1925

Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế

- Trong nông nghiệp thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thế lương thực.

- Trong công nghiệp, tập trung khôi phục công nghiệp nặng.

- Trong thương nghiệp: tự do buôn bán, phát hành đồng Rup mới.

- Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.

- Phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước hiện nay.

Tháng 12/1922

Liên bang cộng hòa xã hộichủ nghĩa Xô viết thành lập (Liên Xô ).

- Gồm 4 nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, Ucrâin, Bêlorutxia và ngoại Cápcadơ.

- Tăng cường sức mạnh về mọi mặt để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

1925 - 1941

Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội

Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932)

- Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 - 1937)

- Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (từ năm 1937) bị gián đoạn do phát xít Đức tấn công 6/1941.

- Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa, có nền văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.

1941 - 1945

Chiến tranh vệ quốc vĩ đại

- Giải phóng lãnh thổ Liên Xô.

- Giải phóng các nước Trung và Đông Âu.

- Tiêu diệt phát xít Đức ở Béclin, tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu.

- Là lực lượng trụ cột góp phần quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Bảo vệ vững chắc tổ Quốc xã hội chủ nghĩa, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Các nước tư bản chủ nghĩa

Thời gian

Sự kiện

Diễn biến chính

Kết quả, ý nghĩa

1919 - 1922

Hội nghị Véc xai và Oa-sinh-tơn

- Kí kết hòa ước giữa các nước thắng trận và bại trận.

- Các nước bại trận chịu những điều khoản nặng nề

Một trật tự thế giới mới : trật tự Véc-xai -Oa-sinh-tơn và Hội quốc liên.

- Mâu thuẫn giữa các đế quốc tiếp tục căng thẳng.

1918 -1923

Khủng hoảng kinh tế, chính trị

- Kinh tế các nước CNTB không ổn định

- Cao trào cách mạng 1918 -1923 dâng cao

Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, Quốc tế Cộng sản thành lập (1919)

1924 - 1929

Thời kì ổn định tạm thời

- Kinh tế các nước tư bản ổn định và phát triển, đặc biệt là Mĩ.

- Kinh tế bộc lộ nhiều nhược điểm.

Giai đoạn ổn định tạm thời nhưng ẩn chứa nhiều mầm mống dẫn đến khủng hoảng.

1929 - 1933

Khủng hoảng kinh tế thế giới

- Nổ ra đầu tiên ở Mĩ, lan rộng khắp thế giới, tàn phá nặng nề nền kinh tế, chính trị các nước tư bản, làm xã hội rối loạn.

- Phong trào cách mạng bùng nổ.

Các nước tư bản lối thoát bằng những cách khác nhau: cải cách kinh tế, xã hội (Anh, Pháp, Mĩ), hoặc thiết lập chế độ phát xít (Đức, I-ta-li-a, Nhật)

1933

Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức.

- Ngày 30/1/1933 Hít-le lên làm Thủ tướng.

Chính phủ, thiết lập chế độ độc tài phát xít ở Đức.

- Thi hành chính sách, chính trị, kinh tế, đối ngoại phản động nhằm phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.

- Mở ra thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức

- Báo hiệu nguy cơ chiến tranh thế giới.

1933 - 1935

Chính sách mới (New Deal) của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven

Thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực KT tài chính và chính trị xã hội.

- Cứu chủ nghĩa tư bản Mĩ khỏi cơn nguy kịch.

- Làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, không đi theo con đường chủ nghĩa phát xít

1933 - 1939

Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật.

- Chủ nghĩa phát xít, quân phiệt lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật, ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

- Liên Xô muốn liên minh với tư bản chống phát xít nhưng bị từ chối. Anh, Pháp dung dưỡng phát xít để chống Liên Xô. Mĩ giữ thái độ trung lập

- Mặt trận nhân dân chống phát xít hình thành và thắng lợi ở nhiều nước.

- Thế giới hình thành 2 khối đế quốc đối đầu nhau, làm quan hệ quốc tế luôn căng thẳng.

-Tạo điều kiện cho Đức gây chiến..

1939 – 1945

Chiến tranh thế giới thứ hai

- Lúc đầu là cuộc chiến giữa hai khối đế quốc.

- Sau khi Liên Xô và Mĩ tham chiến, Mặt trận Đồng minh chống phát xít hình thành

- Chủ nghĩa phát xít bại trận, thắng lợi thuộc về phe Đồng minh..

- Hội nghị I-an-ta được triệu tập để thiết lập trật tự thế giới mới.

3. Các nước châu Á

Thời gian

Sự kiện

Diễn biến chính

Kết quả, ý nghĩa

1918 - 1923

Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc

- Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc.

- Cuộc đấu tranh của nhân dân Mông Cổ, Ấn Độ …

- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân châu Á.

- Chuẩn bị cho bước phát triển ở giai đoạn sau.

1924 – 1929

Phong trào giải phóng dân tộc phát triển

- Nội chiến ở Trung Quốc.

- Phong trào công nhân và những hoạt động của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ., Đảng Cộng sản ở In-đô-nê-xi-a.

- Giáng đòn mạnh vào các thế lực thống trị.

1929 - 1939

Phong trào giải phóng dân tộc và lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.

- Đấu tranh chống chế độ phản động Tưởng Giới Thạch và phát xít Nhật ở Trung Quốc.

- Nhiều Đảng Cộng sản được thành lập: Ấn Độ (1939), Việt Nam (1930).

- Thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở Việt Nam (1936), In-đô-nê-xi-a (1929)

Tạo nên làn sóng cách mạng chống đế quốc, thực dân, phát xít ở các nước châu Á

1939 – 1945

Phong trào GPDT trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Trung Quốc: Kết thúc thắng lợi 8 năm kháng chiến chống Nhật.

- Đông Nam Á: nhiều nước giành được độc lập: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a (8/1945), Lào (10/1945)

Nhiều nước châu Á giành độc lập, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh tiêu diệt phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

II. Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945)

1. Sự phát triển khoa học - kĩ thuật đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với tốc độ cao, làm thay đổi đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia, dân tộc.

2. Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới (Liên Xô), nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Chỉ trong thời gian ngắn, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, có nền văn hóa, khoa học – kĩ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.

3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai, qua các bước chính:

  • Cao trào cách mạng 1918 – 1923 và sự thành lập Quốc tế Cộng sản.
  • Phong trào cách mạng những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
  • Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh (1936 – 1939)
  • Cuộc chiến đấu chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

4. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động, dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa phát xít và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất , tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh kết thúc đã mở ra một thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 18

Câu 1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã dẫn tới hệ quả nào?

  1. Sự thành lập Chính phủ lâm thời tư sản.
  2. Cục diện hai chính quyền (tư sản và vô sản) song song tồn tại.
  3. Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới ra đời.
  4. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2. Thành quả lớn nhất trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1921 đến năm 1939 là gì?

  1. Biến Liên Xô thành cường quốc số một thế giới.
  2. Đập tan mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
  3. Tăng cường ảnh hưởng của Liên Xô đối với phong trào cách mạng thế giới.
  4. Biến Liên Xô từ nước nông nghiệp lạc hậu thành cường quốc công nghiệp trên thế giới.

Câu 3. Giai đoạn nào các nước tư bản đạt được sự ổn định về chính trị và tiếp tục tăng trưởng cao về kinh tế?

  1. 1918 - 1923.
  2. 1924 - 1929.
  3. 1929 - 1933.
  4. 1933 - 1939.

Câu 4. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là gì?

  1. Nền kinh tế các nước TBCN bị tàn phá nặng nề.
  2. CNTB đứng trên bờ vực sụp đổ.
  3. Đời sống nhân dân các nước TBCN vô cùng khó khăn.
  4. Chủ nghĩa phát xít ra đời và nguy cơ bùng phát chiến tranh thế giới.

Câu 5. Nước nào điển hình cho việc khắc phục khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bằng con đường cải cách kinh tế - xã hội?

  1. Đức.
  2. I-ta-li-a.
  3. Mĩ.
  4. Nhật Bản.

Câu 6. Nước nào điển hình cho việc khắc phục khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước?

  1. Đức.
  2. Áo - Hung.
  3. I-ta-li-a.
  4. Nhật Bản.

Câu 7. Nét mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á vào thập niên 20 của thế kỉ XX là gì?

  1. Sự xuất hiện khuynh hướng dân chủ tư sản.
  2. Sự xuất hiện khuynh hướng vô sản.
  3. Sự thành lập các mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
  4. Diễn ra quyết liệt theo con đường đấu tranh vũ trang.

Câu 8. Các hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất ở các nước châu Á thành lập vào thập niên 30 của thế kỉ XX nhằm mục tiêu tập hợp lực lượng chống

  1. Chế độ phong kiến.
  2. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
  3. Chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh.
  4. Các lực lượng phản động quốc tế.

Câu 9. Chiến tranh thế giới lôi cuốn sự tham gia của bao nhiêu nước?

  1. 7.
  2. 21.
  3. 42.
  4. 72.

Câu 10. Chiến tranh thế giới thứ hai đã xác lập vị thế siêu cường của quốc gia nào sau đây?

  1. Mĩ và Đức.
  2. Mĩ và Liên Xô.
  3. Mĩ và Anh.
  4. Đức và Nhật.

Câu 11. Người ta lấy năm 1917 là mốc mở đầu cho lịch sử thế giới hiện đại vì

  1. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) nổ ra thành công, mở ra một thời kì mới cho lịch sử nhân loại - thời kì xã hội chủ nghĩa.
  2. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn kết thúc.
  3. Tháng 4/1917, Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất làm thay đổi cục diện của cuộc chiến tranh.
  4. Phát xít Đức, Áo, Hung, I-ta-li-a bị tiêu diệt.

Câu 12. Quốc gia không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là nước nào?

  1. Mĩ, Nhật, Đức.
  2. Nhật.
  3. Liên Xô.
  4. Anh, Pháp và Mĩ.

Câu 13. Phong trào mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á là

  1. Phong trào Ngũ tứ (1919 - Trung Quốc).
  2. Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931, ở Việt Nam).
  3. Khởi nghĩa Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927, ở In-đô-nê-xi-a).
  4. Phong trào giải phóng dân tộc (1919 - 1922, ở Thổ Nhĩ Kì).

Câu 14. Điểm khác biệt cơ bản giữa Cách mạng tháng Hai (1217) ở Nga và, Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là gì?

A. Tính chất cách mạng.
B. Nguyên nhân bùng nổ.
C. Lực lượng tham gia.
D. Phương pháp đấu tranh.

Câu 15. Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là gi?

A. Dân chủ tư sản.
B. Cách mạng dân tộc dân chủ.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 16. Tác dụng to lớn nhất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với cách mạng thế giới là gì?

A. Mở đường, dẫn lối cho phong trào cách mạng thế giới phát triển.
B. Tăng cường lực lượng cho hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân xâm lược.
D. Tạo điều kiện cho các nước đứng lên giành độc lập dân tộc.

Câu 17. Bài học kinh nghiệm chủ yếu của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng thế giới là gì?

A. Chỉ ra con đường cách mạng vô sản.
B. Chỉ ra kẻ thù của phong trào.
C. Bài học về phương pháp đấu tranh.
D. Đoàn kết vô sản quốc tế.

Câu 18. Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất
B. Cách mạng tháng Hai
C. Cách mạng tháng Mười
D. Luận cương tháng tư

Câu 19. Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại kết quả ra sao?

A. Lật đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới
B. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản
C. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời thay thế bằng chính phủ chính thức
D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền

Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu lịch sử thế giới bước sang một thời kì mới - thời hiện đại?

  1. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
  2. Trật tự Véc-xai- Oasinhtơn được thiết lập
  3. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi
  4. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1918-1923

Câu 21: Mục tiêu nổi bật của phong trào cách mạng thế giới dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì?

  1. Chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh xâm lược
  2. Chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
  3. Chống chủ nghĩa đế quốc và chính phủ tư sản
  4. Chống chiến tranh, đói nghèo

Câu 22: Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là

  1. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu
  2. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
  3. Nạn thất nghiệp tràn lan
  4. Sản xuất đình đốn

Câu 23: Đâu không phải là nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1945?

  1. Cuộc đối đầu giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
  2. Phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917)
  3. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động
  4. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)bùng nổ và để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại

Câu 24: Sự kiện nào có tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)?

  1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1918 – 1923
  2. Quốc tế Cộng sản thành lập (1919)
  3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933
  4. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập

Câu 25: Điểm chung của nhóm nước giải quyết khủng hoảng 1929 – 1933 bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước là gì?

  1. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nhiều nguồn tài nguyên
  2. Có thị trường rộng lớn, nhiều vốn đầu tư
  3. Có ít hoặc không có thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường
  4. Có mối quan hệ ngoại giao mật thiết với Anh, Pháp

Câu 26: Vì sao trong những năm 1917 đến 1945 đời sống chính trị - xã hội, văn hóa của các quốc gia trên toàn thế giới có sự thay đổi lớn?

  1. Do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật
  2. Do sự phát triển của hệ tư tưởng mới
  3. Do mâu thuẫn trong xã hội phát triển gay gắt
  4. Do sự phát triển của phong trào công nhân

Câu 27: Nước Nga diễn hai cuộc cách mạng vào năm 1917 không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

  1. Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ.
  2. Hai chính quyền song song tồn tại sau cách mạng tháng Hai.
  3. Chính quyền thuộc về tay nhân dân lao động.
  4. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh.

Câu 28: Sự thăng trầm của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn 1918-1939 phản ánh quy luật gì?

  1. Quy luật phát triển không đều
  2. Quy luật hình sin
  3. Quy luật giá trị
  4. Quy luật cạnh tranh và quan hệ cung cầu

Câu 29: Đâu là điểm mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

  1. Sự xuất hiện của khuynh hướng dân chủ tư sản
  2. Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản
  3. Sự thành lập của các mặt trận nhân dân chống phát xít
  4. Diễn ra quyết liệt theo con đường đấu tranh vũ trang

Câu 30: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX?

  1. Nguyên nhân sâu sa dẫn tới sự bùng nổ chiến tranh
  2. Sự thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh
  3. Tính chất chiến tranh
  4. Phong trào giải phóng dân tộc có điều kiện thuận lợi để nổ ra và giành thắng lợi

Đáp án

1C

2D

3B

4D

5C

6A

7B

8C

9D

10B

11A

12C

13A

14A15C16A17A18C19A20C

21B

22B

23A

24C25C26A27A28B29B30C

-------------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 - 1945, cho ta thấy được những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945).Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải vở bài tập Lịch sử 11, Lịch Sử 11 Nâng cao, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 11

    Xem thêm