Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918)

Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) được chúng tôi sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Lịch sử 11 bài 25

1. Nước Việt Nam giữa thế kỷ XIX- trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp

  • Giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam bị khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội nảy sinh, yêu cầu
  • Lúc đó thực dân Pháp trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản ... nhu cầu xâm chiếm thuộc địa.... nên tư bản Pháp đã xâm lược Việt Nam giàu sức người, sức của.

2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta

Các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)

Niên đại

Sự kiện

1.9.1858

Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam

2.1859

Pháp đánh Gia Định

2.1862

Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì

5.6.1862

Ký hiệp ước Nhâm Tuất

6.1867

Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì

20.11.1873

Pháp đánh thành Hà Nội

18.8.1883

Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng ký hiệo ước Hác-măng

6.6.1884

Ký hiệp ước Pa-tơ-nốt

* Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản... nhu cầu xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam giàu sức người, sức của ...

Lý thuyết Lịch sử 11: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918)

Bản chiếu Cần Vương của Vua Hàm Nghi

Các kiện chính của phong trào Cần Vương (1885 – 1896)

Niên đại

Sự kiện

5.7.1885

Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở Huế

13.7.1885

Ra chiếu Cần vương

1886-1887

Khởi nghĩa Ba Đình

1883-1892

Khởi nghĩa Bãi Sậy

1885-1895

Khởi nghĩa Hương Khê

1884-1913

Khởi nghĩa Yên Thế

Nửa cuối thế kỷ XIX

Trào lưu cải cách Duy Tân

Các sự kiện chính của phong trào Yêu nước đầu thế kỉ XX (đến 1918)

Niên đại

Sự kiện

1905 -1909

Phong trào Đông Du.

1907

Đông Kinh Nghĩa Thục

1908

Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì.

1916

Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế.

1917

Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên.

1911

Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỷ XIX:

  • Quy mô: khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê
  • Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).
  • Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được.

3. Những biến đổi về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX

  • Nguyên nhân sự chuyển biến: tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật.
  • Những biểu hiện cụ thể:
    • Về chủ trương đường lối: giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).
    • Về biện pháp đấu tranh: phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.
    • Về thành phần tham gia: đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 25

Câu 1. Đến trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong giai đoạn nào?

  1. Hình thành.
  2. Xác lập.
  3. Phát triển.
  4. Khủng hoảng.

Câu 2. Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp vào năm nào?

  1. 1858.
  2. 1874.
  3. 1883.
  4. 1884.

Câu 3. Nguyên nhân nào khiến thực dân Pháp phải mất gần 30 năm mới hoàn thành xâm lược Việt Nam?

  1. Đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn.
  2. Cuộc chiến đấu bền bỉ, quyết liệt của quần chúng nhân dân.
  3. Lực lượng xâm lược của thực dân Pháp quá mỏng.
  4. Nước Việt Nam quá rộng.

Câu 4. Phong trào đấu tranh chống Pháp nào dưới đây đã diễn ra và kết thúc vào cuối thế kỉ XIX?

  1. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
  2. Phong trào Cần Vương.
  3. Phong trào Hội kín ở Nam Kì.
  4. Phong trào vũ trang của các dân tộc thiểu số.

Câu 5. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam trở thành nước như thế nào?

  1. Phong kiến thuộc địa.
  2. Phong kiến nửa thuộc địa.
  3. Thuộc địa nửa phong kiến.
  4. Nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 6. Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho nền kinh tế Việt Nam

  1. Bị lệ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp.
  2. Ngày càng lạc hậu hơn.
  3. Phát triển chậm chạp.
  4. Bị phá sản hoàn toàn.

Câu 7. Nét mới của xã hội Việt Nam dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là gì?

  1. Xuất hiện giai cấp công nhân.
  2. Sự xuất hiện các lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản.
  3. Sự hình thành giai cấp địa chủ và nông dân.
  4. Phong trào chống Pháp xuất hiện.

Câu 8. Cuộc vận động yêu nước do các sĩ phu thức thời khởi xướng đầu thế kỉ XX đi theo khuynh hướng nào?

  1. Phong kiến.
  2. Xã hội chủ nghĩa.
  3. Dân chủ tư sản.
  4. Vô sản.

Câu 9. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của cuộc vận động yêu nước đầu thế kỉ XX?

  1. Tầm nhìn hạn chế của những người lãnh đạo.
  2. Thực dân Pháp vẫn còn mạnh, đủ sức đàn áp phong trào.
  3. Cuộc vận động diễn ra lẻ tẻ, cục bộ địa phương.
  4. Sự mâu thuẫn gay gắt giữa các quan điểm cứu nước.

Câu 10. Cơ sở nào để khẳng định cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo?

  1. Các cuộc đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, không liên kết được với nhau.
  2. Các cuộc đấu tranh diễn ra tự phát, không có người lãnh đạo.
  3. Các cuộc đấu tranh chỉ nhằm vào các mục tiêu kinh tế, không mưu cầu giải phóng dân tộc.
  4. Tất cả các phong trào đấu tranh cuối cùng đều thất bại.

Câu 11. Trước nguy cơ xâm lược từ tư bản phương Tây, yêu cầu lịch sử đặt ra là gì?

A. Cải cách – duy tân đất nước để tự cường, cải thiện đời sống nhân dân
B. Tăng cường liên kết với các nước trong kv để tăng tiềm lực
C. “Đóng cửa” không giao thương với phương Tây để tránh những tác động tiêu cực
D. Thực hiện chính sách “cấm đạo” triệt để

Câu 12. Tại sao sau gần 40 năm (1858 – 1896), thực dân Pháp mới thiết lập được nền thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam?

A. Tình hình nước Pháp có nhiều biến động, làm gián đoạn tiến trình xâm lược
B. Pháp phải tập trung lực lượng tranh giành ảnh hưởng ở Trung Quốc với các đế quốc khác
C. Chúng vấp phải cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, quyết liệt của nhân dân ta
D. Sự cản trở quyết liệt của triều đình Mãn Thanh

Câu 13. Sự kiện mở màn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp vào Việt Nam là gì?

A. Ngày 9-1-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng
B. Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp - Anh nô súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng
C. Ngày 9-1-1858, liên quân Pháp - Bồ Đào Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng
D. Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.

Câu 14. Sau khi bị sa lầy ở Đà Nẵng, Pháp mở cuộc tấn công ở địa phương nào của nước ta?

A. Kéo vào Gia Định.
B. Đánh ra miền Bắc.
C. Đánh ra Kinh thành Huế.
D. Đánh chiếm Hà Nội

Câu 15. Một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta diễn ra khắp Bắc Kì, Trung Kì những năm cuối thế kỉ XIX là

A. Phong trào Cần vương
B. Phong trào “tị địa”
C. Phong trào cải cách – duy tân đất nước
D. Phong trào nông dân Yên Thế

Câu 16. Lực lượng có vai trò tiên phong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là

A. Văn thân, sĩ phu yêu nước
B. Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ
C. Công nhân
D. Tư sản và tiểu tư sản

Câu 17. Sự thất bại của phong trào yêu nước, chống Pháp cuối thế kỉ - đầu thế kỉ XX, đặt ra cho lịch sử Việt Nam vấn đề cấp bách gì?

A. Phải đoàn kết toàn dân đấu tranh chống đế quốc và tay sai.
B. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp.
C. Phải kêu gọi sự ủng hộ của các lực lượng quốc tế.
D. Phải có một tổ chức tiên tiến với đường lối đúng đắn lãnh đạo.

Đáp án

1D

2D

3B

4B

5C

6A

7B

8C

9A

10D

11A

12C

13D

14A

15A

16B

17D

-------------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của lịch sử Việt Nam từ năm 1858 - 1918... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918). Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải vở bài tập Lịch sử 11, Lịch Sử 11 Nâng cao, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11.

Đánh giá bài viết
2 17.395
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 11

    Xem thêm