Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp được chúng tôi sưu tầm và đăng tải gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Lịch sử 11 bài 22

1. Những chuyển biến về kinh tế

Toàn quyền P. Đu-me hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

a. Về kinh tế

  • Nông nghiệp: nổi bật là chính sách ruộng đất của Pháp. Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì.
  • Công nghiệp: chú trọng khai thác mỏ than và kim loại, ngoài ra ngành công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời.
  • Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự
  • Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp, Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu.

* Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Cầu Long Biên dài 1800 mét

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Ga Hà Nội nhìn từ bên ngoài

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Tuyến đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho

2. Những chuyển biến về xã hội

  • Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp .
  • Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Nông dân

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm phân hoá khá sâu sắc những giai cấp cũ của xã hội nước ta. Đồng thời làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới

  • Đội ngũ công nhân Việt Nam: nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung. Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Công nhân cạo mủ cao su

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Công nhân khai mỏ

  • Tư sản Việt Nam: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản… là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.
  • Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.

Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 22

Câu 1. Pháp dựa vào giai cấp nào để thống trị nhân dân ta?

  1. Nông dân.
  2. Công nhân.
  3. Tiểu tư sản.
  4. Địa chủ phong kiến.

Câu 2. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam như thế nào?

  1. Kiên định với Pháp.
  2. Không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.
  3. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
  4. Hợp tác với Pháp để mang lại quyền lợi về kinh tế .

Câu 3. Chương trình khai thác thuộc địa lần nhất của Pháp được tiến hành ở Việt Nam từ năm nào?

  1. 1895.
  2. 1896.
  3. 1897.
  4. 1898.

Câu 4. Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam phân hóa thành những tầng lớp nào?

  1. Nông dân, nô lệ, tư sản, công nhân.
  2. Tiểu tư sản, nông dân, tư sản, công nhân.
  3. Địa chủ, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, công nhân.
  4. Chủ nô, nông dân, nô lệ, tiểu tư sản, công nhân.

Câu 5. Lực lượng đông đảo trong phong trào chống Pháp ở xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là

  1. Nông dân.
  2. Tiểu tư sản.
  3. Công nhân.
  4. Tư sản.

Câu 6. Chính sách khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp tập trung vào

  1. Phát triển kinh tế nông nghiệp-công thương nghiệp.
  2. Nông nghiệp-công nghiệp-quân sự.
  3. Cướp đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế.
  4. Ngoại thương-quân sự-giao thông thuỷ bộ.

Câu 7. Đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là nền kinh tế

  1. Phong kiến.
  2. Thuộc địa nửa phong kiến.
  3. Thuộc địa .
  4. Tư bản chủ nghĩa.

Câu 8. Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX là

  1. Bãi công.
  2. Đấu tranh tự phát đòi tăng lương,giảm giờ làm,cải thiện đời sống và điều kiện làm việc.
  3. Lập ra tổ chức Đảng để lãnh đạo đấu tranh.
  4. Liên hiệp với giai cấp vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức.

Câu 9. Đến năm 1914, công nhân ngành than Việt Nam có khoảng

  1. 1 vạn người.
  2. 1,5 vạn người.
  3. 2 vạn người.
  4. 2,5 vạn người.

Câu 10. Nét nổi bật trong chính sách khai thác thuộc địa lần nhất của Pháp là

  1. Chính sách cướp đoạt ruộng đất.
  2. Xây dựng hệ thống giao thông phục vụ việc khai thác thuộc địa.
  3. Khai thác mỏ lấy nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp Pháp.
  4. Mở mang một số cảng biển,cảng sông để chuyên chở hàng hóa.

Câu 11. Lực lượng cách mạng to lớn ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là

  1. Nông dân.
  2. Công nhân.
  3. Tư sản.
  4. Tiểu tư sản.

Câu 12. Chính sách bóc lột về kinh tế nổi bật nhất trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

  1. Cướp đoạt ruộng đất.
  2. Khai khẩn đất hoang.
  3. Xây dựng hệ thống giao thông.
  4. Xây dựng các cơ sở công nghiệp nặng.

Câu 13. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tư bản Pháp tập trung phát triển ngành công nghiệp nặng nào?

  1. Luyện kim.
  2. Khai mỏ.
  3. Hóa chất.
  4. Chế tạo máy.

Câu 14. Thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích gì?

  1. Khuếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
  2. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
  3. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
  4. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.

Câu 15. Trong thời gian khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp chưa đầu tư xây dựng công trình giao thông nào?

  1. Đường bộ.
  2. Đường sắt.
  3. Cầu, cảng và các tuyến đường thủy.
  4. Đường hàng không.

Câu 16. Một bộ phận nhỏ của giai cấp địa chủ đã phân hóa theo hướng như thế nào?

  1. Giàu lên, trở thành tay sai của thực dân Pháp.
  2. Nghèo đi, bị đế quốc chèn ép, áp bức.
  3. Bị mất ruộng đất, trở thành nông dân làm thuê.
  4. Bị phá sản hoàn toàn, trở thành công nhân làm thuê cho chủ tư bản.

Câu 17. Trong thời gian Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, công nhân Việt Nam đấu tranh vì mục tiêu đòi

  1. Thực dân Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam.
  2. Chính quyền thực dân cho tham gia vào đời sống chính trị.
  3. Chủ tư bản tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc.
  4. Chính quyền thực dân thực hiện các quyền dân chủ rộng rãi.

Câu 18. Tư sản Việt nam có nguồn gốc từ lực lượng xã hội nào?

  1. Những người làm trung gian, đại lí, cung ứng nguyên liệu cho Pháp
  2. Tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công
  3. Viên chức nhà nước
  4. Địa chủ giàu

Câu 19. Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào?

  1. Học sinh, sinh viên.
  2. Tiểu thương, tiểu chủ.
  3. Nhà báo, nhà giáo.
  4. Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất, đại lí cung ứng và tiêu thụ.

Câu 20. Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết với lực lượng xã hội nào?

  1. Thợ thủ công.
  2. Nông dân.
  3. Tiểu thương.
  4. Tiểu tư sản.

Câu 21. Ý nào sau đây không phản ánh đúng mục đích chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam?

A. Vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.
B. Là bàn đạp quân sự xâm lược Lào, Cam-pu-chia.
C. Làm giàu cho kinh tế chính quốc.
D. Phát triển kinh tế Việt Nam.

Câu 22. Pôn đu-me là người đã tiến hành:

A. chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (Đông Dương).
B. cuộc chiến tấn công ra Bắc Kì lần thứ 2.
C. kí Hiệp ước Patơnót với nhà Nguyễn, hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
D. cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ I.

Câu 23. Vì sao khi tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất Pháp chú trọng đến việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải:

A. Phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự.
B. Phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam.
C. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước ta.
D. Giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi.

Câu 24. Tác động tiêu cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là gì?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam.
B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam.
C. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nên kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
D. Tính chất nền kinh tê Việt Nam là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 25. Ý nào sau đây là đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Khai thác quy mô lớn, toàn diện.
B. Tốc độ nhanh, quy mô lớn.
C. Khai thác toàn diện.
D. Vốn đầu tư khai thác lớn.

-------------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp... Bên cạnh đó còn tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải vở bài tập Lịch sử 11, Lịch Sử 11 Nâng cao, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 11

    Xem thêm