Lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 1: Nhật Bản được VnDoc sưu tầm và đăng tải, bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 11. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

A/ Lý thuyết Lịch sử 11 bài 1

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản

Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.

* Về kinh tế

  • Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
  • Công nghiệp: ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
  • Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

* Về xã hội

  • Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có.
  • Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.
  • Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.

* Về chính trị

  • Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.
  • Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
  • Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản

Bàn tay của Perry của Mỹ vươn tới nước Nhật

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản

Minh Trị

2. Cuộc Duy tân Minh Trị

* Nguyên nhân

  • Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.
  • Phong trào đấu tranh chống Sô gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
  • Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.

* Nội dung cải cách Minh Trị

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

* Về chính trị

  • Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
  • Ban hành Hiến pháp 1889.

* Về kinh tế

  • Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
  • Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
  • Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

* Về quân sự

  • Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.
  • Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
  • Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

* Về giáo dục

  • Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
  • Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy,.
  • Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…

* Tính chất - ý nghĩa

  • Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
  • Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
  • Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản

Một công xưởng của Nhật theo công nghệ phương Tây khoảng thập niên 1880

3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

  • Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX (sau chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
  • Quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hàng đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.
  • Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng:
    • Năm 1874 Nhật xâm lược Đài Loan.
    • Năm 1894 – 1895 Nhật gây chiến với Trung Quốc để tranh giành Triều Tiên, uy hiếp Bắc Kinh, chiếm cửa biển Lữ Thuận, nhà Thanh phải nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật
    • Năm 1904-1905 Nhật gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa biển Lữ Thuận, đảo Xa-kha-lin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên.
    • Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hùng mạnh nhất châu Á.
  • Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động.
  • Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến”

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản

Đế quốc Nhật Bản cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ XX

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản

Thuộc địa và vùng ảnh hưởng của Nhật

* Chính sách đối nội

  • Rất phản động, bóc lột nặng nề nhân dân trong nước, nhất là giai cấp công nhân, công nhân Nhật phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày trong những điều kiện tồi tệ, tiền lương thấp.
  • Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của công nhân.

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 1

Câu 1. Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một nước

  1. Phong kiến quân phiệt.
  2. Phong kiến.
  3. Công nghiệp phát triển.
  4. Tư bản chủ nghĩa.

Câu 2. Người có thực quyền trong chế độ Mạc phủ là ai?

  1. Thiên Hoàng.
  2. Sô-gun.
  3. Sa-mu-rai.
  4. Đai-my-ô.

Câu 3. Ở Nhật Bản, Mạc phủ là chế độ như thế nào?

  1. Thiên hoàng có vị trí tối cao và nắm mọi quyền hành.
  2. Vua đứng đầu Mạc phủ.
  3. Các Đai-my-ô đứng đầu Mạc phủ và đóng vai trò quan trọng về quân sự.
  4. Dòng học Tôkưgaoa, đại diện là Sôgun đứng đầu Mạc phủ và nắm mọi quyền hành.

Câu 4. Chế độ Mạc phủ chấm dứt sự tồn tại vào thời gian nào?

  1. 12/1866.
  2. 5/1867.
  3. 1/1868.
  4. 3/1869.

Câu 5. Nguy cơ lớn nhất đối với Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX là gì?

  1. Sự xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
  2. Tình trạng mất mùa, đói kém liên miên.
  3. Sự xuất hiện giai cấp tư sản.
  4. Sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây.

Câu 6. Nước nào đi đầu trong việc ép buộc Nhật Bản phải mở cửa vào giữa thế kỷ XIX?

  1. Anh.
  2. Pháp.
  3. Mĩ.
  4. Nga.

Câu 7. Vào giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Nhật Bản chủ yếu xuất thân từ tầng lớp nào?

  1. Đai-my-ô.
  2. Sa-mu-rai.
  3. Nông dân.
  4. Công nhân.

Câu 8. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì đã

  1. Đưa Nhật phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
  2. Xóa bỏ triệt để chế độ phong kiến.
  3. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa.
  4. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 9. Hiến pháp 1889 quy định thể chế chính trị của Nhật Bản là gì?

  1. Quân chủ.
  2. Cộng hòa.
  3. Quân chủ lập hiến.
  4. Cộng hòa tổng thống.

Câu 10. Biểu hiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

  1. Công nghiệp phát triển mạnh.
  2. Thương nghiệp phát triển mạnh.
  3. Các công ti độc quyền xuất hiện.
  4. Hiến pháp 1889 được ban hành.

Câu 11. Thiên hoàng Minh Trị bắt đầu cuộc cải cách từ

  1. 1/1853.
  2. 12/1866.
  3. 1/1867.
  4. 1/1868.

Câu 12. Cuộc cải cách Minh Trị được tiến hành trong lĩnh vực nào?

  1. Kinh tế, quân sự.
  2. Chính trị, xã hội.
  3. Chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục.
  4. Kinh tế, quân sự, giáo dục.

Câu 13. Nội dung nào không nói về cải cách kinh tế của Minh Trị?

  1. Thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn.
  2. Hạ thuế quan với hàng hóa nước ngoài.
  3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải.
  4. Cho phép mua bán ruộng đất.

Câu 14. Nội dung nào không nằm trong cải cách về chính trị của Minh Trị?

  1. Xóa bỏ chế độ Tướng quân.
  2. Xóa bỏ chế độ nông nô.
  3. Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.
  4. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

Câu 15. Sau khi lên ngôi (1/1868), Thiên hoàng Minh Trị đã làm gì?

  1. Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến bảo thủ.
  2. Thực hiện một loạt cải cách tiến bộ.
  3. Kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây.
  4. Đàn áp các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động.

Câu 16. Sự kiện nào được coi là cuộc chiến tranh đế quốc?

  1. Chiến tranh thuốc phiện (1840-1842).
  2. Chiến tranh Đài Loan (1874).
  3. Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895).
  4. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).

Câu 17. Ở Nhật Bản, hơn 200 năm là con số chỉ

  1. Sự tồn tại của chế độ phong kiến.
  2. Quá trình bị các nước phương Tây nhòm ngó.
  3. Sự thống trị của chế độc Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.
  4. Thời gian nắm quyền của Đảng xã hội dân chủ.

Câu 18. Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) diễn ra trong bối cảnh

  1. Chế độ Mạc phủ thực hiện những cải cách quan trọng.
  2. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.
  3. Các nước tư bản phương Tây tự do buôn bán ở Nhật Bản.
  4. Xã hội phong kiến Nhật khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

Câu 19. Nền kinh tế chủ yếu của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 là

  1. Nông nghiệp lạc hậu.
  2. Công nghiệp phát triển.
  3. Thương mại hàng hóa.
  4. Sản xuất quy mô lớn.

Câu 20. Đặc điểm nổi bật nào là của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX cho đến trước năm 1868?

  1. Nhiều đảng phái tư sản thành lập.
  2. Duy trì sự tồn tại của chế độ đẳng cấp.
  3. Giai cấp tư sản công thương nghiệp nắm quyền.
  4. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến.

Câu 21. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật đã dần tư sản hóa?

  1. Quý tộc mới.
  2. Sô-gun (tướng quân).
  3. Samurai (võ sĩ).
  4. Đaimyô (Quý tộc phong kiến lớn).

Câu 22. Cho đến giữa thế kỉ XIX, vị trí tối cao ở Nhật Bản thuộc về

  1. Nữ hoàng.
  2. Thiên hoàng.
  3. Sôgun (tướng quân).
  4. Abe shinzô (thủ tướng).

Câu 23. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

  1. Nền kinh tế nông nghiệp phong kiến lạc hậu.
  2. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
  3. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa.
  4. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Câu 24. Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách gì để ép Nhật Bản phải "mở cửa"?

  1. Áp lực quân sự.
  2. Phá hoại kinh tế.
  3. Tấn công xâm lược.
  4. Đàm phán ngoại giao.

Câu 25. Nửa cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã kí Hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên với quốc gia nào?

  1. Anh.
  2. Pháp.
  3. Đức.
  4. Mĩ.

Câu 26. Hai cửa biển đầu tiên Nhật Bản cho người nước ngoài vào buôn bán cuối thế kỉ XIX là

  1. Ky-ô-tô và Na-gô-a.
  2. Ô-sa-ca và Hô-kai-đô.
  3. Na-ri-ta và Tô-ki-ô.
  4. Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê.

Câu 27. Sau hơn 200 năm thống trị của chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa, mâu thuẫn đã tồn tại gay gắt trong lòng xã hội Nhật Bản là

  1. Giữa địa chủ phong kiến với nông dân.
  2. Trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
  3. Giữa nông dân với ách thống trị của chế độ Mạc phủ.
  4. Giữa sự phát triển kinh tế tư bản với chế độ Mạc phủ.

Câu 28. Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 là

  1. Chế độ phong kiến trì trệ tiếp tục được duy trì.
  2. Bị các nước đế quốc phương Tây thi nhau xâu xé.
  3. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
  4. Đất nước lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng.

Câu 29. Nguyên nhân trực tiếp để Thiên hoàng Minh trị quyết định thực hiện một loạt cải cách là do

  1. Đề nghị của các đại thần.
  2. Chế độ Mạc Phủ đã sụp đổ.
  3. Muốn thể hiện quyền lực sau khi lên ngôi.
  4. Đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Câu 30. Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Nhật Bản tháng 1 - 1868?

  1. Chế độ Mạc phủ sụp đổ.
  2. Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi.
  3. Cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu.
  4. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Mĩ vào buôn bán.

Câu 31. Nhật Bản thuộc khu vực nào của châu Á?

A. Đông Nam Á.
B. Đông Bắc Á.
C. Nam Á.
D.Tây Á.

Câu 32. Đến giữa thế ki XIX, xã hội Nhật Bản chứa đựng mâu thuẫn trong những lĩnh vực nào?

A. Kinh tế, chính trị, xã hội.
B. Kinh tế, văn hoá, xã hội.
C. Kinh tế, văn hoá, quân sự.
D. Kinh tế, chính trị, quân sự.

Câu 33. Trong Cải cách về chính trị của Minh Trị, giai cấp nào được đề cao?

A. Tư sản.
B. Địa chủ.
C. Quý tộc.
D. Qúy tộc, tư sản.

Câu 34. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế Nhật Bản nằm trong tay của ai?

A. Thiên hoàng.
B. Tư sản.
C. Tướng quân.
D. Thủ tướng.

Câu 35. Đâu là nước tư bản đầu tiên dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa?

A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ

Câu 36. Đến giữa hế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia

A. Phong kiến quân phiệt
B. Công nghiệp phát triển
C. Phong kiến trì trệ, bảo thủ
D. Tư bản chủ nghĩa

Câu 37. Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là:

A. Thiên hoàng
B. Sôgun (Tướng quân)
C. Nữ hoàng
D. Vua

Câu 38. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?

A. Xã hội ổn định
B. Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội
C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến
D: Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến

C/ Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 1 Online

Bên cạnh nội dung về lý thuyết, để giúp bạn đọc có thể ôn tập luyện tập được nội dung bài học, VnDoc.com mời bạn đọc cùng làm bài trắc nghiệm online dưới đây nhé

Link trọn bộ bài trắc nghiệm Online: Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 1

-------------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc chắc hẳn bạn đọc đã nắm được những ý chính về nội dung bài viết rồi đúng không ạ. Bài viết cho ta thấy được về tình hình Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, cuộc cách mạng Minh Trị và quá trình Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 38 câu hỏi trắc nghiệm về tình hình Nhật Bản để bạn đọc có thể rèn luyện kiến thức. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc học tập tốt và hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 1: Nhật Bản. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải vở bài tập Lịch sử 11, Lịch Sử 11 Nâng cao, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 11, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
3 38.369
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 11

    Xem thêm