Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Anđehit là gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Anđehit là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Andehit là gì?

Andehit là hợp chất hữu cơ mà trong đó có phân tử chứa nhóm –OH = O gắn với gốc hidrocacbon, với H hoặc liên kết với nhau.

ôn tập hóa 11

2. Andehit có công thức như thế nào?

+ Andehit có công thức tổng quát: R(CHO)m (trong đó m ≥ 1). R có thể là H hoặc là gốc hidrocacbon, đặc biệt có hợp chất CHO-CHO, trong đó m = 2 và R không có

+ Đối với loại anđehit no, đơn chức và mạch thẳng: CnH2n+1CHO (n ≥ 0)

+ Trong phân tử của hợp chất có nhóm chức –OH liên kết cùng gốc R có thể no hoặc không no

3. Phân loại andehit

- Dựa trên đặc điểm cấu tạo của gốc hdrocacbon có thể chia thành:

+ Anđehit no

+ Anđehit không no

+ Anđehit thơm

- Nếu dựa vào nhóm –CHO, ta có:

+ Andehit đơn chức

+ Andehit đa chức

4. Cách nhận biết andehit

+ Khả năng tạo kết tủa sáng bóng cùng AgNO3/ NH3

+ Tạo ra kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 dưới nhiệt độ cao

+ Có thể khiến dung dịch nước brom mất màu

(Riêng với HCHO phản ứng cùng dung dịch brom sẽ có khí CO2 thoát ra)

5. Hướng dẫn gọi tên andehit

- Với tên thay thế

Tên thay thế = tên của hidrocacbon tương ứng + ai

- Tên thường

Tên thường = andehit + tên của axit tương ứng

Lưu ý: đối với dung dịch HCHO 37 – 40% được gọi là fomalin hoặc fomon.

6. Tính chất vật lý

- Ở đk thường, các anđehit đầu dãy là các chất khí và tan rất tốt trong nước. Các anđehit tiếp theo là các chất lỏng hoặc rắn, độ tan giảm khi phân tử khối tăng.

– Nhiệt độ sôi của anđehit thấp hơn của rượu tương ứng vì giữa các phân tử anđehit không có liên kết hidro.

- Dung dịch bão hòa của anđehit fomic (37 - 40%) được gọi là fomalin.

7. Tính chất hóa học

Phản ứng cộng hiđro

ôn tập hóa 11

Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

HCHO + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 −tº→ H-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

TQ: R-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 −tº→ R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Pư trên còn được gọi là pư tráng bạc.

Hay: 2CH3-CH=O + O2 −tº, xt→ 2CH3-COOH

2R-CHO + O2 −tº, xt→ 2R-COOH

Nhận xét: Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.

Tác dụng với brom và kali pemanganat

Anđehit rất dễ bị oxi hóa, nó làm mất màu nước brom, dung dịch kali pemanganat và bị oxi hoá thành axit cacboxylic, thí dụ:

RCH=O + Br2 + H2O → R-COOH + 2HBr

* Chú ý: Đối với HCHO phản ứng xảy ra như sau

HCH=O + 2Br2 + H2O → CO2 + 4HBr

8. Điều chế, ứng dụng

a. Điều chế

- Từ ancol: Oxi hóa ancol bậc I.

R-CH2OH + CuO −tº→ R-CHO + H2O + Cu

- Fomanđehit được điều chế trong công nghiệp bằng cách oxi hóa metanol nhờ oxi không khí ở 600ºC - 700ºC với xúc tác là Cu hoặc Ag:

- Từ hiđrocacbon

CH4 + O2 −tº, xt→ HCHO + H2O

2CH2=CH2 + O2 −tº, xt→ 2CH3-CHO

CH CH + H2O −HgSO4→ CH3-CHO

b. Ứng dụng

- Fomanđehit:

Fomanđehit được dùng chủ yếu để sản xuất poli(phenolfomanđehit) (làm chất dẻo) và còn được dùng trong tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm.

Dung dịch 37- 40% fomanđehit trong nước gọi là fomalin (còn gọi là fomol) được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng...

- Axetanđehit: Axetanđehit chủ yếu được dùng để sản xuất axit axetic

Andehit ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

+ Andehit là một độc tố có trong rượu, được hình thành bởi quá trình oxi hóa rượu etanol. Nó là nguyên nhân gây sốc và choáng khi uống rượu, gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,…

+ Anđehit là nguyên nhân gây hiện tượng chóng, sốc sau khi uống rượu. Sau khi đi vào cơ thể, nó sẽ khiến cho hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn bị kích ứng mạnh, dẫn tới hiện tượng huyết áp cao và gây ra nhức đầu.

+ Nếu nồng độ của hợp chất vượt mức cho phép, chất độc sẽ tác động trực tiếp tới não và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Hàm lượng gây ngộ độc của andehit trong rượu

+ Theo tiêu chuẩn Việt Nam 7043 – 3013, hàm lượng của anđehit trong rượu không được vượt quá 50mg trên 1 lít rượu, tính theo độ rượu của ethanol 100 độ. Ví dụ như: 1 lít rượu trắng 40 độ thì hàm lượng andehit đo được không thể vượt quá 20mg.

+ Tuy nhiên khi nấu rượu thủ công, hàm lượng hợp chất thường vượt qua tiêu chuẩn. Do vậy, trước khi uống rượu, chúng ta nên loại bỏ một phần chúng trong rượu để có thể uống an toàn hơn.

Một số biện pháp giúp lọc bỏ anđehit có trong rượu

+ Đun nóng rượu: làm bốc hơi hợp chất khi đun nóng do nó có nhiệt độ bay hơi thấp hơn rượu

+ Hạ thổ rượu: qua thời gian các độc tố trong rượu sẽ dần được chuyển hóa đồng thời khi hạ thổ, dưới tác dụng của từ trường còn khiến cho rượu mềm và thơm ngon hơn. Lưu ý sử dụng chum sành để hạ thổ rượu

+ Dùng máy khử độc rượu

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Anđehit là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Đánh giá bài viết
1 25
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    🖐🖐🖐🖐🖐

    Thích Phản hồi 17/10/22
    • Gấu Đi Bộ
      Gấu Đi Bộ

      👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 17/10/22
      • Hươu Con
        Hươu Con

        😍😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 17/10/22

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm