Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đồng đẳng của Benzen là

Đồng đẳng của Benzen là được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Dãy đồng đẳng của benzen (gồm benzen và ankylbenzen) có công thức chung là

  1. CnH2n+6(n ≥ 6)
  2. CnH2n-6(n ≥ 3)
  3. CnH2n-8(n ≥ 8)
  4. CnH2n-6(n ≥ 6)

Trả lời

Đáp án đúng: D. CnH2n-6 (n ≥ 6)

Dãy đồng đẳng của benzen (gồm benzen và ankylbenzen) có công thức chung là CnH2n-6 (n ≥ 6)

1. Cấu tạo phân tử Benzen và đồng đẳng

Cấu tạo phân tử của benzen

– Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen ở trạng thái lai hóa sp2 (lai hóa tam giác).

– Mỗi nguyên tử C sử dụng 3 obitan lai hóa để tạo liên kết σ với 2 nguyên tử C bên cạnh nó và 11 nguyên tử H.

– Sáu obitan p còn lại của 6 nguyên tử C xen phủ bên với nhau tạo thành hệ liên hợp π chung cho cả vòng benzen. Nhờ vậy mà liên kết π ở benzen tương đối bền vững hơn so với liên kết π ở anken cũng như hiđrocacbon không no khác.

– Mô hình phân tử của benzen dạng đặc và rỗng như sau:

đồng đẳng của Benzen

– Biểu diễn công thức cấu tạo dạng rút gọn của Benzen:

đồng đẳng của Benzen

Benzen và đồng đẳng

– Benzen C6H6 và các hiđrocacbon thơm khác có công thức phân tử là C7H8 (toluen), C8H10 … lập thành dãy đồng đẳng có công thức phân tử chung là CnH2n-6 (n≥6).

2. Cách gọi tên (danh pháp) đồng đẳng, đồng phân của Benzen

– Một số hiđrocacbon thơm đầu dãy đồng đẳng có công thức cấu tạo và tên gọi được trình bày trong bảng sau:

đồng đẳng của Benzen

Cách gọi tên đồng đẳng đồng phân của Benzen

– Từ C8H10 trở đi có các đồng phân về vị trí tương đối của các nhóm ankyl xung quanh vòng benzen và về cấu tạo mạch cacbon của mạch nhánh.

– Tên hệ thống của các đồng đẳng của benzen được gọi bằng cách gọi tên các nhóm ankyl + benzen.

3. Tính chất của Benzen

Tính chất vật lý của benzen

- Benzen là chất lỏng không màu, mùi dịu ngọt dễ chịu, dễ cháy khi ở nhiệt độ thường. Benzen tan rất kém trong nước và rượu. Có khả năng cháy tạo ra khí CO2 và nước, đặc biệt có sinh ra muội than.

- Các hiđrocacbon thơm đều là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường, chúng có nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng của phân tử khối.

- Các hiđrocacbon thơm ở thể lỏng có mùi đặc trưng, không tan trong nước và nhẹ hơn nước, có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ.

Tính chất hóa học của Benzen

*Phản ứng thế

- Phản ứng với halogen

+ Cho benzen và brom vào ống nghiệm khô rồi lắc nhẹ hỗn hợp.

+ Tiếp tục cho một ít bột sắt vào ống nghiệm chứa hỗn hợp trên, lắc nhẹ. Lúc này màu của brom nhạt dần và xuất hiện khí hidro bromua thoát ra (phản ứng thế).

đồng đẳng của Benzen

- Phản ứng với axit nitric

+ Cho benzen vào ống nghiệm chứa sẵn hỗn hợp H2SO4 đặc và HNO3 đặc. Lúc này sẽ xuất hiện lớp chất lỏng nặng màu vàng nhạt lắng xuống. Đó là nitrobenzen được tạo thành theo phản ứng như sau:

đồng đẳng của Benzen

+ Nguyên tắc thế: Các ankylbenzen rất dễ tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen hơn benzen và sự thế ưu tiên ở các vị trí ortho và para so với nhóm ankyl.

+ Thế nguyên tử H của mạch nhánh: Nếu đun toluen hoặc các ankylbenzen với brom, sẽ xảy ra phản ứng thế nguyên tử H của mạch nhánh tương tự như ankan.

C6H5CH3 + Cl2 → C6H5CH2Cl + HCl (điều kiện ánh sáng và tỉ lệ 1:1)

*Phản ứng cộng

- Cộng hiđro

đồng đẳng của Benzen

- Cộng clo

đồng đẳng của Benzen

*Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

- Ta có thí nghiệm sau:

đồng đẳng của Benzen

- Khi thực hiện đun nóng đồng thời cả hai ống nghiệm trong nồi cách thuỷ:

- Benzen không làm mất màu dung dịch kali pemanganat. Trong khi đó Toluen đã làm mất màu dung dịch kali pemanganat và tạo kết tủa mangan đioxit.

đồng đẳng của Benzen

*Phản ứng oxi hóa hoàn toàn

- Các hiđrocacbon thơm khi cháy và tỏa nhiều nhiệt:

ôn tập hóa 11

*Phản ứng với H2SO4

- Phản ứng giữa benzen C6H6 và axit

Cho C6H6 tác dụng với H2SO4 (axit sulfuric) tạo thành H2O (nước), trong điều kiện là axit đậm đặc, hồi lưu.

Phương trình phản ứng:

đồng đẳng của Benzen

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đồng đẳng của Benzen là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Đánh giá bài viết
1 16
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nấm lùn
    Nấm lùn

    🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 23/10/22
    • Gấu Đi Bộ
      Gấu Đi Bộ

      🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

      Thích Phản hồi 23/10/22
      • Anh da đen
        Anh da đen

        💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 23/10/22

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm